Trấn Yên: Tạo bước đột phá trong sản xuất công nghiệp -TTCN

  • Cập nhật: Thứ hai, 11/4/2011 | 9:28:05 AM

YBĐT - Với những thuận lợi đó, giá trị SXCN- TTCN của Trấn Yên đã không ngừng tăng qua các năm, số lượng lao động và các cơ sở SXKD được mở rộng cả về quy mô và năng lực sản xuất.

Nông dân thôn Khe Lụa, xã Lương Thịnh huyện Trấn Yên phơi quế.
(Ảnh: Sùng Đức Hồng)
Nông dân thôn Khe Lụa, xã Lương Thịnh huyện Trấn Yên phơi quế. (Ảnh: Sùng Đức Hồng)

“Mặc dù sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (SXCN – TTCN) trên địa bàn huyện Trấn Yên thời gian qua gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm giá cả vật tư, nguyên nhiên liệu và các yếu tố đầu vào khác của sản xuất công nghiệp tăng cao, lãi suất vay vốn tăng, sức mua của thị trường giảm mạnh… nhưng nhờ sự nỗ lực và quyết tâm vươn lên của các doanh nghiệp, Công ty TNHH, HTX, ngành và giá trị SXCN-TTCN ở Trấn Yên đã góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Trấn Yên lần thứ 20 nhiệm kỳ 2010 - 2015, đã đưa ra 6 chương trình kinh tế xã hội trọng điểm và 6 nhiệm vụ giải pháp cần triển khai thực hiện ngay ở năm đầu của nhiệm kỳ 5 năm, trong đó đặc biệt chú trọng đến lĩnh vực SXCN-TTCN, khuyến khích và mở rộng các thành phần kinh tế, nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất kinh doanh (SXKD) của các doanh nghiệp, HTX và công ty TNHH, các hộ SXKD cá thể, song trọng tâm vẫn là tạo cơ chế chính sách để phát triển DNTN, HTX, kinh tế trang trại và công ty cổ phần, từ đó tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương và giải quyết việc làm cho người lao động…

Các địa phương trong huyện một mặt đã chủ động bám sát  vào các mục tiêu giải pháp mà nghị quyết Đảng bộ huyện đề ra, mặt khác phát huy tiềm năng sẵn có của địa phương để mời gọi đầu tư, mở rộng quy mô SXCN-TTCN trên địa bàn, từng bước nâng cao giá trị SXCN trên lĩnh vực này. Thị trấn Cổ Phúc là địa phương có những tiềm năng rất thuận lợi để phát triển lĩnh vực này, đặc biệt là khi thị trấn đang hướng tới xây dựng thành một trong 3 trung tâm lớn nhất huyện.

Ông Phùng Văn Bình - Phó chủ tịch UBND thị trấn Cổ Phúc cho biết: “Đến thời điểm này thị trấn Cổ Phúc có 12 công ty TNHH, công ty cổ phần, DNTN, HTX và trên 600 hộ SXKD cá thể, SXKD trên các lĩnh vực chế biến nông lâm sản, sản xuất khai thác vật liệu xây dựng, mộc dân dụng, sửa chữa điện tử, may mặc, cơ khí, xây dựng, năm 2010 giá trị SXCN-TTCN đạt trên 16 tỷ đồng.

Từ thực tế của một địa phương ở trung tâm huyện lỵ, Trấn Yên đã không ngừng chú trọng khuyến khích đầu tư mở rộng và phát triển lĩnh vực SXCN-TTCN trên địa bàn, nhất là ở các xã có tiềm năng lợi thế để phát triển các loại hình kinh tế dịch vụ, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

 Tập trung thu hút mọi nguồn lực đầu tư vào một số lĩnh vực ngành nghề có thế mạnh tại huyện như: chế biến nông lâm sản, khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng…

Bên cạnh đó, cũng cần đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng 3 cụm công nghiêp đã quy hoạch tại các xã: Báo Đáp, Y Can, Hưng Khánh gắn với phát triển dịch vụ và đô thị, coi trọng đầu tư đổi mới công nghệ theo quy mô sản xuất vừa và nhỏ, nâng cao chất lượng các sản phẩm công nghiệp và phải xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm của mình đảm bảo sức cạnh tranh trên thị trường.

Không dừng lại ở đó, hàng năm Trấn Yên đã chủ động mở hội nghị gặp mặt các chủ doanh nghiệp, HTX, công ty TNHH, công ty cổ phần, hộ kinh doanh cá thể, cùng nhau trao đổi tìm các giải pháp, tháo gỡ khó khăn nhằm cải thiện môi trường, thu hút đầu tư phát triển SXKD, đồng thời với đó chủ động xây dựng hỗ trợ các đề án khuyến công nhằm nâng cao năng lực sản xuất chế biến trên một số lĩnh vực nông lâm nghiệp và sản xuất vật liệu xây dựng, tháo gỡ khó khăn về vốn, mặt bằng sản xuất và chính sách thuế...

Với những thuận lợi đó, giá trị SXCN- TTCN của Trấn Yên đã không ngừng tăng qua các năm, số lượng lao động và các cơ sở SXKD được mở rộng cả về quy mô và năng lực sản xuất.

Ông Trịnh Minh Chung - Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Trấn Yên cho biết: “Năm 2010 mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong SXKD, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng các công ty, doanh nghiệp, HTX ở Trấn Yên vẫn có những đóng góp tích cực vào việc đưa nền kinh tế của huyện phát triển với tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 14,3%, và các cơ sở kinh doanh này còn đóng góp vào công tác thu ngân sách Nhà nước đạt trên 19,8 tỷ đồng, chiếm 62,8% tổng thu cân đối trên địa bàn huyện. Tiêu biểu như Công ty TNHH Doanh Mùi, Công ty TNHH Dũng Bình, HTX Hợp Nhất, HTX Phúc Minh…

Theo số liệu thống kê mới nhất của Phòng Kinh tế hạ tầng Trấn Yên thì hiện toàn huyện có gần 1.400 cơ sở SXKD trên lĩnh vực này, trong đó, có 21 công ty TNHH, công ty cổ phần, 4 doanh nghiệp tư nhân, 11 HTX và 1.337 hộ SXKD cá thể. Riêng các doanh nghiệp, HTX đã có những đóng góp tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn của huyện và đáp ứng một phần về nhu cầu tiêu thụ nông lâm sản (NLS) tại chỗ cho nhân dân, tạo việc làm mới cho 2.100 lao động và đóng góp vào công tác thu ngân sách chung của Trấn Yên đạt trên 31,5 tỷ đồng.

Phải khẳng định rằng, SXCN-TTCN ở Trấn Yên đã có những bước đột phá và phát triển khá bền vững, riêng giá trị SXCN- TTCN năm 2010 đã đạt 143,3 tỷ đồng, đạt và vượt 164% kế hoạch, tổng mức lưu chuyển hàng hóa trên địa bàn đạt trên 130 tỷ đồng.

Nhằm nâng cao năng lực sản xuất chế biến trên một số lĩnh vực nông lâm sản và sản xuất vật liệu xây dựng, trong năm 2010 huyện Trấn Yên đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện 5 đề án khuyến công với tổng kinh phí gần 375 triệu đồng, trong đó có 3 đề án khuyến công địa phương và 2 đề án khuyến công quốc gia gồm đề án đầu tư công nghệ chế biến chè cho gia đình ông Phan Hoàng Thao tại thôn 1 xã Tân Đồng và hộ ông Ngô Văn Dung xã Hưng Khánh, sản xuất gạch bê tông công suất 2 triệu viên/năm của hộ ông Lê Quang Tuấn ở thị trấn Cổ Phúc và cơ sở chế biến gỗ của hộ ông Bùi Văn Phú xã Đào Thịnh.

Tuy nhiên, lĩnh vực SXCN trên địa bàn huyện vẫn còn những hạn chế như: năng lực sản xuất của các cơ sở còn nhiều hạn chế và còn yếu về công tác quản lý, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ dẫn đến khả năng thâm nhập thị trường kém, hầu hết các cơ sở đều gặp khó khăn trong vấn đè vốn để đầu tư thiết bị máy móc, dây chuyền sản xuất, mua nguyên vật liệu để sản xuất xây dựng nhà xưởng, thêm vào đó, số lao động tại các doanh nghiệp, công ty, HTX vẫn chủ yếu là lao động phổ thông, dẫn đến hạn chế về sản phẩm có chất lượng cao.

Do vậy, để thúc đẩy SXCN - TTCN trên địa bàn huyện Trấn Yên phát triển bền vững, cần có những chính sách khuyến khích về đầu tư phát triển của các cơ sở SXKD về thuế, vốn vay, giải quyết nhanh gọn các thủ tục hành chính, tạo thuận lợi về đất đai, lao động, đặc biệt là kết nối doanh nghiệp với nông dân và vùng nguyên liệu cũng như hỗ trợ về chuyển giao kĩ thuật đối với các dự án đầu tư sản xuất.

Bích Lân

Các tin khác

YBĐT - Do làm tốt công tác chỉ đạo chuẩn bị giống, chống rét cho mạ, triển khai kế hoạch gieo cấy… nên diện tích gieo cấy lúa đông xuân của toàn huyện Văn Yên đã đạt 2.752 ha/ 2.650 ha, bằng 103,8% kế hoạch.

Người dân Phúc Lộc chăm sóc cây mía.

YBĐT - Nhiều năm nay, người dân trong tỉnh cũng như du khách ngoài tỉnh khi ngang qua địa phận xã Phúc Lộc (thành phố Yên Bái) vào mùa mía không chỉ dừng chân để thưởng thức vị ngọt của mía mà nhiều du khách còn mua về để làm quà.

Thực phẩm tươi sống tăng giá từ 20 - 30%.

YBĐT - Thời gian qua, việc tăng giá điện, xăng dầu đã làm giá cả thị trường hàng hoá biến động mạnh. Người dân, nhất là những người thu nhập thấp, phải gồng mình xoay xở trước gánh nặng chi tiêu ngày càng tăng.

Khống chế mức trần lãi suất huy động USD từ cá nhân là 3%/năm.

Kể từ ngày 13/4, Ngân hàng Nhà nước áp dụng trần lãi suất huy động USD với các tổ chức là 1% và cá nhân là 3%/năm. Mức trần lãi suất huy động trên bao gồm cả khoản chi khuyến mãi và áp dụng đối với phương thức trả lãi cuối kỳ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục