Văn Chấn: Chủ động ứng phó trước mùa mưa lũ

  • Cập nhật: Thứ tư, 25/5/2011 | 10:06:46 AM

YBĐT - Bước vào mùa mưa bão năm nay, để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và của do mưa lũ gây ra, huyện Văn Chấn đã tiến hành kiện toàn lại Ban chỉ huy PCLB-TKCN từ cấp huyện đến cấp cơ sở, đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.

Diễn tập PCLB - TKCN ở Văn Chấn (năm 2010).
Diễn tập PCLB - TKCN ở Văn Chấn (năm 2010).

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, mùa mưa bão năm nay được dự đoán sẽ xuất hiện nhiều đợt mưa lớn gây úng ngập, lũ quét và sạt lở đất trên diện rộng, do vậy ngay từ lúc này Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn (PCLB-TKCN) huyện Văn Chấn đã triển khai các phương án để chủ động ứng phó, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do mưa lũ gây ra.

Văn Chấn được biết đến là huyện miền núi địa hình nhiều chia cắt, độ dốc lớn, lớp thảm thực vật bị tàn phá nghiêm trọng nên khi mưa lớn đường thoát lũ thường bị tắc. Trong khi đó việc dự báo lũ quét nhiều khi chưa kịp thời, chính xác. Những yếu tố này đã làm cho lũ quét thường xuyên xảy ra trong mùa mưa lũ, gây thiệt hại lớn về người và tài sản của nhân dân.

Mùa mưa bão năm 2010, dù thiệt hại không lớn như những năm trước nhưng mưa lớn và lốc xoáy cũng đã làm đổ 3 ngôi nhà, làm hỏng gần 2.500 tấm lợp, trên 200 ha lúa, hoa màu bị ảnh hưởng và làm hư hỏng 19 công trình thủy lợi…

Bước vào mùa mưa bão năm nay, để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và của do mưa lũ gây ra, huyện Văn Chấn đã tiến hành kiện toàn lại Ban chỉ  huy PCLB-TKCN từ cấp huyện đến cấp cơ sở, đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Ông Nguyễn Văn Toản - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện cho biết: "Cũng như những năm trước, công tác PCLB năm nay vẫn lấy phòng là chính và thực hiện theo phương châm 4 tại chỗ là chủ yếu".

Theo đó, các xã, thị trấn phải tổ chức giải phóng ngay các công trình xây đựng và vật cản như gỗ, tre, nứa ở tất cả các khe suối trước mùa mưa bão năm nay, đặc biệt là tại các suối ngòi Thia, ngòi Nhì.

Được biết, toàn huyện Văn Chấn có trên 200 hộ dân đang cư trú gần những khu vực có nguy cơ về lũ quét, sạt lở như ven suối và chân taluy cao. Số hộ này tập trung chủ yếu ở các xã vùng ngoài và một số nơi vùng thượng huyện. Hiện huyện đang tập trung vận động người dân khẩn trương di dời ra khỏi các khu vực này, đồng thời chuẩn bị đầy đủ lương thực, vật tư, trang thiết bị để ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra.

Tại xã Sơn Thịnh, cứ vào mùa lũ thì cuộc sống và gần 30 ha diện tích hoa màu của người dân các thôn: Đồng Ban, Bản Hốc, Bản Loọng lại rơi vào tình trạng ngập trong bể nước nhưng năm nay công trình 600 m bờ kè (cao gần 4 m) hai bên cầu Nhì đang được các đơn vị thi công gấp rút hoàn thành để nhanh chóng đưa vào sử dụng trước mùa mưa lũ.

Ông Hoàng Xuân Hải - Phó chủ tịch UBND xã Sơn Thịnh cho biết: "Xã đã cho di dời gần 20 lều lán trông coi hoa màu ra khỏi khu vực nguy hiểm, đồng thời tuyên truyền người dân không đánh bắt cá, vớt củi trong những ngày mưa lớn".

Để chủ động ứng phó khi mùa mưa lũ đang đến gần, Ban Chỉ huy PCLB-TKCN đang tích cực vận động nhân dân vùng thường bị lũ quét mua sắm thuyền, bè, mảng để phục vụ cho việc di dời khi có tình huống xấu xảy ra; các xã chuẩn bị áo phao, phao cứu sinh, dây thừng và một số phương tiện tìm kiếm cứu nạn như cuốc, xẻng; mỗi hộ dân phải dự trữ được ít nhất 5 ngày lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng tại chỗ; tích cực kiểm tra, sửa lại nhà cửa, kho tàng, trường học, trạm xá và các công trình công cộng khác.

Song song với việc chuẩn bị lương thực, vật tư thì việc củng cố, tu bổ mạng lưới thông tin cấp huyện đến xã, thị trấn cũng góp phần quan trọng trong công tác PCLB-TKCN, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do mưa lũ gây ra.

Bên cạnh việc phối hợp với các ban, ngành, các xã, thị trấn cũng chủ động có kế hoạch hỗ trợ, phối hợp, tương trợ nhau khi cần thiết. Ban chỉ huy PCLB-TKCN đang xây dựng kế hoạch diễn tập nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, tính linh hoạt và chủ động ứng phó trước những tình huống xấu. Tổ chức thường trực 24/24, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết để thông báo kịp thời cho nhân dân phòng tránh.

Dù đã chủ động triển khai nhiều giải pháp để ứng phó trước mùa mưa lũ nhưng với diễn biến phức tạp của tình hình thời tiết như hiện nay thì việc đề cao cảnh giác, cùng những chuẩn bị đầy đủ cả về lương thực, trang thiết bị, vật tư và ý thức tự giác của từng người dân sẽ là những yếu tố then chốt giúp Văn Chấn giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về người và của do mưa lũ gây ra.

    P.V

Các tin khác
Từ 4.7, tổ chức, cá nhân nếu được cấp phép kinh doanh vận tải ôtô phải nộp lệ phí.

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 66/2011/TT-BTC hướng dẫn thu lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ôtô.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5.2011 tiếp tục tăng 2,21%, trong đó nhóm hàng thực phẩm có mức tăng cao nhất.

Ngày 24.5, Tổng cục Thống kê đã công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tháng 5.2011 với mức tăng 2,21% so với tháng 4 vừa qua.

Đoàn công tác đến khảo sát quy hoạch sử dụng đất tại Khu công nghiệp Âu Lâu, thành phố Yên Bái.

YBĐT - Ngày 23 và 24/5, đoàn công tác Hiệp hội xúc tiến thương mại kinh tế ASEAN Quảng Tây (Trung Quốc) do ông Lưu Vũ – Phó Chủ tịch Hiệp hội làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại tỉnh Yên Bái để tìm hiểu cơ hội đầu tư vào lĩnh vực lắp ráp ô tô tại tỉnh Yên Bái và khảo sát một số dự án đầu tư khác.

Xét về giá trị tiêu thụ thì số lượng vàng tiêu thụ của Việt Nam tương ứng với 878 triệu USD.

Hội đồng Vàng thế giới (WGC) vừa công bố lượng vàng tiêu thụ ở Việt Nam trong quý I/2011 là 19,2 tấn, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Vàng được coi là kênh trú ẩn an toàn trong thời kỳ lạm phát tăng cao như hiện nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục