Chè không đảm bảo vệ sinh: Trấn Yên kiên quyết loại bỏ

  • Cập nhật: Thứ năm, 7/6/2012 | 9:58:22 AM

YBĐT - Huyện Trấn Yên đã và sẽ tiếp tục triển khai nhiều biện pháp để đấu tranh, loại bỏ tình trạng sản xuất, kinh doanh chè không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) nhằm bảo vệ thương hiệu chè Yên Bái và quyền lợi của người tiêu dùng.

Thực hiện tiêu hủy chè không đảm bảo ATVSTP tại thôn Yên Ninh,
xã Hưng Thịnh.
Thực hiện tiêu hủy chè không đảm bảo ATVSTP tại thôn Yên Ninh, xã Hưng Thịnh.

Trấn Yên là địa phương có diện tích và sản lượng chè búp tươi khá lớn nhưng một khối lượng chè búp tươi không hề nhỏ đã không vào các nhà máy mà được giữ lại trong dân để chế biến bằng dây chuyền chắp vá, quy mô nhỏ, không đảm bảo ATVSTP. Từ lâu, khu vực Hưng Thịnh và Hưng Khánh được xem như “trung tâm” của chè kém chất lượng.

Vào vụ chè, đến hai xã này, đâu đâu cũng bắt gặp những bom chè, những cối vò quay mà trong đó là những búp chè dính nhem nhép bột sắn quấy đặc. Đường làng, đường tỉnh, sân nhà, cổng ngõ... là nơi phơi chè lý tưởng nhằm giảm bớt công đoạn sao sấy.

Ngay từ đầu năm 2012, huyện Trấn Yên đã tỏ rõ quyết tâm đấu tranh với tình trạng chè kém chất lượng, không đảm bảo ATVSTP. Tại hội nghị triển khai công tác nội chính năm 2012, Bí thư Huyện ủy Triệu Tiến Thịnh đã trực tiếp giao nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị phải có biện pháp đối với những việc làm sai trái này. Ngày 21/3/2012, UBND huyện Trấn Yên đã có Công văn số 148 chỉ đạo các địa phương, cơ quan, ban, ngành tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn, quản lý để người dân hiểu rõ tác hại của việc sản xuất chè không đảm bảo ATVSTP đồng thời đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh chè năm 2012 và những năm tiếp theo.

Tiếp đó, ngày 28/3, UBND huyện có Quyết định số 83 về việc thành lập Tổ công tác liên ngành kiểm tra thị trường sản xuất, kinh doanh, chế biến chè trên địa bàn. Tuy nhiên, lợi nhuận thu được từ chè kém vệ sinh là rất cao cùng sự vào cuộc chưa nhiệt tình ở cấp xã nên ngay từ lứa chè xuân, nạn chè bẩn vẫn tiếp diễn. Đặc biệt, sau kỳ chè “ngủ” khoảng 1 tháng, đến nay, chè đã vào kỳ chính vụ thì chè bẩn lại có dấu hiệu quay trở lại.

Thực hiện sự chỉ đạo của UBND huyện Trấn Yên và công văn chỉ đạo của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh, ngày 15/5, Đội Quản lý thị trường số 3 huyện Trấn Yên đã phối hợp với Phòng Nghiệp vụ của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh và Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất chè do ông Nguyễn Anh Tuấn làm chủ và Doanh nghiệp chè Xuân Anh ở thôn Yên Ninh, xã Hưng Thịnh.

Tổ công tác đã phát hiện cả hai cơ sở này đều vi phạm các quy định như: chưa tập huấn cho công nhân về quy trình sản xuất đảm bảo ATVSTP; chưa công bố tiêu chuẩn chất lượng ATVSTP. Tổ công tác đã lấy mẫu sản phẩm chè khô do hai đơn vị sản xuất và lưu giữ trong kho để tiến hành kiểm nghiệm tại Trung tâm Y tế dự phòng, kết quả cho thấy “Có vi sinh vật gây bệnh vượt quá giới hạn cho phép”.

Với những vi phạm này, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh đã ra quyết định xử phạt hành chính doanh nghiệp Xuân Anh 12,15 triệu đồng về hành vi kinh doanh không đảm bảo ATVSTP, buộc tiêu huỷ 455 kg tang vật (chè khô). Đối với cơ sở của ông Nguyễn Anh Tuấn, Chi cục ra quyết định xử phạt hành chính 10,6 triệu đồng, buộc phải tiêu huỷ 29 kg chè kém chất lượng. Hiện nay, Tổ công tác liên ngành huyện Trấn Yên tiếp tục phối hợp chặt chẽ với lực lượng quản lý thị trường kiểm tra, kiểm soát quá trình sản xuất, kinh doanh, nhất là trong quá trình vận chuyển đối với sản phẩm chè kém chất lượng trên địa bàn.

Ông Phạm Đông Nam - Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 3 huyện Trấn Yên cho biết: “Qua kiểm tra, nắm tình hình cho thấy, hiện nay, trên địa bàn huyện Trấn Yên, nhất là khu vực Hưng Thịnh, Hưng Khánh, người dân đầu tư nhiều cơ sở chế biến chè quy mô nhỏ, từ 1 đến 3 bom, từ 3 đến 4 cối vò cỡ nhỏ hoặc 1, 2 cối vò to. Nhiều cơ sở không đăng ký kinh doanh, không tập huấn cho người lao động và với quy trình sản xuất như vậy rất khó đảm bảo ATVSTP”.

Các ngành chức năng của huyện Trấn Yên nghiêm túc xử lý tình trạng sản xuất chè không đảm bảo ATVSTP ngay từ đầu vụ là tín hiệu hết sức đáng mừng, nhất là đối với những doanh nghiệp làm ăn chân chính đang “đói” nguyên liệu giữa một vùng chè rộng lớn. Để loại bỏ hẳn tình trạng này cần có sự quyết tâm hơn nữa như song song với tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn nhân dân là đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát đối với những cơ sở sản xuất và cả những đơn vị, cá nhân tổ chức thu gom, tiêu thụ chè kém chất lượng.

Tấn Đạt

Các tin khác
Tháng 2/2012, NHNN đã ký hiệp định về khoản vay 121 triệu USD từ ADB để đầu tư lưới điện truyền tải.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa ký đề nghị Chủ tịch nước phê chuẩn 3 Hiệp định vay vốn đã ký với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) với tổng trị giá hơn 300 triệu USD, mức lãi suất phổ biến 1%/năm.

Lợn nhiễm dịch bệnh cần phải được tiêu hủy (Ảnh minh họa)

Hiện đã có 8 tỉnh xuất hiện dịch tai xanh chưa qua 21 ngày gồm Điện Biên, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Lai Châu, Hòa Bình, Lạng Sơn, Phú Thọ và Hà Nội.

Thủy điện Sơn La trên bản vẽ

Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định tạm phê duyệt tổng mức đầu tư điều chỉnh dự án thủy điện Sơn La với tổng mức đầu tư hơn 60.000 tỷ đồng.

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, huyện Văn Chấn và nông dân trao đổi về mô hình lúa Jamonica.

YBĐT - Vụ đông xuân năm nay, huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã phối hợp với Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam xây dựng mô hình sản xuất lúa theo phương thức “3 cùng”: cùng giống, cùng thời điểm gieo trồng, cùng chế độ chăm sóc trên diện tích 100ha tại xã Phù Nham.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục