Nguời dân Yên Bái “dè dặt” tái đàn sau dịch tai xanh
- Cập nhật: Thứ tư, 13/6/2012 | 9:04:35 AM
YBĐT - Chăn nuôi luôn đi cùng với rủi ro và khi xảy ra rủi ro nông dân là người chịu thiệt hại lớn nhất. Qua dịch tai xanh vừa qua, sẽ thêm một bài học về công tác “phòng dịch hơn dập dịch”. Để chăn nuôi phát triển bền vững, công tác phòng dịch cần được đặt lên hàng đầu.
Phải một thời gian nữa, nhiều hộ chăn nuôi mới dám tái nuôi những đàn lợn như thế này.
|
Gia đình bà Lã Thị Than (xã Hợp Minh, thành phố Yên Bái) có hai con lợn nái bị chết trong dịch, bà cũng đã tính toán mua con lợn nái khác nhưng chưa phải là thời điểm này. ông Hà Văn Lâm (xã Hợp Minh, thành phố Yên Bái) có 9 con lợn bị chết vì “tai xanh”, nói về dự định chăn nuôi: “Sắp tới tôi sẽ sửa sang lại chuồng, gây đàn mới. Nhưng cũng phải đến tháng 8 trở đi mới bắt đầu nuôi, giá lợn hơi rẻ quá, nuôi bây giờ thì lỗ nặng lắm”.
Vừa qua, dịch lợn tai xanh đã xảy ra 6/9 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Yên Bái, đã có 5.757 con mắc bệnh, 3.423 con bị ốm, chết, 3.020 con bị tiêu hủy với trọng lượng 84.168kg. UBND tỉnh đã công bố hết dịch, tuy nhiên người dân vẫn còn khá “dè dặt” trong việc tái đàn.
Điều kiện cần để công bố hết dịch tai xanh là không có thêm gia súc mắc bệnh trong vòng 21 ngày, đảm bảo tiêm vắc xin cho đàn lợn và phun thuốc tiêu độc khử trùng đầy đủ. Theo các cơ quan chuyên môn, khi đã công bố hết dịch là đủ điều kiện nhập con giống mới từ ngoài vào. Tuy nhiên, hiện nay, dịch đã hết nhưng người dân vẫn còn tâm lý khá “dè dặt”.
Gia đình bà Lã Thị Than (xã Hợp Minh, thành phố Yên Bái) có hai con lợn nái bị chết trong dịch, bà cũng đã tính toán mua con lợn nái khác nhưng chưa phải là thời điểm này. Bà cho biết: “Nhà tôi thường nuôi giống lợn Móng Cái, hiện nay, loại con giống này có giá 180.000 đồng/kg, một con lợn giống mất khoảng 2 triệu. Nhưng phải đợi vài tháng nữa, đợi cái dịch qua hẳn đi đã, tôi cũng chưa dám nuôi ngay. Những người chăn nuôi như chúng tôi rất mong nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước để tái đầu tư”.
Giá cả cũng là vấn đề quan trọng, trên thị trường giá con giống hiện nay dao động từ 70 - 80.000 đồng/kg trong khi giá lợn hơi chỉ từ 35 - 40.000 đồng/kg cũng là lý do nhiều người chưa muốn đầu tư chăn nuôi vào lúc này vì sợ thua lỗ.
Gia đình ông Hà Văn Lâm (xã Hợp Minh, thành phố Yên Bái), có 9 con lợn bị chết vì “tai xanh”, đó là một thiệt hại lớn đối với hộ chăn nuôi nhỏ lẻ như gia đình ông Lâm. Nhìn con lợn duy nhất “sống sót”, ông nói về dự định chăn nuôi: “Sắp tới tôi sẽ sửa sang lại chuồng, gây đàn mới. Nhưng cũng phải đến tháng 8 trở đi mới bắt đầu nuôi, giá lợn hơi rẻ quá, nuôi bây giờ thì lỗ nặng lắm”.
Văn Chấn là “tâm điểm” của dịch tai xanh, đây là huyện bị thiệt hại nặng nhất với 3.629 con mắc bệnh, ốm chết 2.496 con và tiêu hủy 2.041 con tương đương với 59.728kg.
Ông Nguyễn Văn Toản - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: “Huyện tiếp tục đề nghị tỉnh hỗ trợ trang trại quy mô 50 con lợn thịt và 10 con lợn nái để tăng đàn. Các hộ nông dân tái đàn sẽ được khuyến cáo mua con giống đảm bảo tại địa phương hoặc các trại lợn của Nhà nước. Tuy nhiên, việc tái đàn không thể ồ ạt được, cần triển khai từ từ để cho đàn lợn phát triển ổn định”.
Hiện nay, nhiều hộ chăn nuôi bị thiệt hại đã nhận được mức hỗ trợ 22.000đồng/kg lợn bị tiêu hủy. Cùng với đó, ngành nông nghiệp đã xây dựng phương án khôi phục đàn lợn sau dịch tai xanh trình tỉnh phê duyệt. Muốn khôi phục đàn lợn cần có con giống. Trong số lợn bị tiêu hủy có 513 con lợn nái, vì vậy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ các hộ có lợn nái bị chết thêm 2 triệu đồng/con.
Với số tiền đó, cộng thêm số tiền hỗ trợ tiêu hủy, một gia đình khó khăn nhất cũng có thể mua được con nái hậu bị khoảng 30kg, sau vài tháng có thể sinh sản. Đồng thời, ngành nông nghiệp có kế hoạch mở 100 lớp tập huấn chăn nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học, hướng dẫn người nông dân từ cách phòng trừ dịch bệnh, vệ sinh chuồng trại, tạo nguồn thức ăn đảm bảo.
Theo thống kê, hết tháng 5, đàn lợn của toàn tỉnh đạt 426.000 con. Các cơ quan chuyên môn tính toán, trong thời gian dịch bệnh, do “nội bất xuất, ngoại bất nhập” đã ảnh hưởng tốc độ quay vòng khoảng 15.000 con/lứa. Vì vậy cần có thêm những chính sách kích cầu cho việc tăng đàn.
Năm nay, theo Quyết định 71 của UBND tỉnh, đã có 69 cơ sở chăn nuôi lợn thịt và 62 cơ sở chăn nuôi lợn nái nhận được hỗ trợ. Tuy nhiên, hiện nay, số trang trại mà người dân đề nghị tăng gấp nhiều lần, tại các huyện, thị xã, thành phố, hiện còn 97 cơ sở nuôi lợn thịt và 97 cơ sở nuôi lợn nái đăng ký làm mô hình chăn nuôi hàng hóa. Ngành nông nghiệp đang đề nghị tỉnh phê duyệt thêm kinh phí cho 194 mô hình này, tạo điều kiện cho chăn nuôi hàng hóa tiếp tục phát triển.
Chăn nuôi luôn đi cùng với rủi ro và khi xảy ra rủi ro nông dân là người chịu thiệt hại lớn nhất. Qua dịch tai xanh vừa qua, sẽ thêm một bài học về công tác “phòng dịch hơn dập dịch”. Để chăn nuôi phát triển bền vững, công tác phòng dịch cần được đặt lên hàng đầu.
Trước những diễn biến ngày càng phức tạp của các loại dịch bệnh, đã đến lúc cần nghĩ đến một chính sách bảo hiểm trong nông nghiệp nhằm hạn chế tối đa những rủi ro cho người chăn nuôi.
H.K
Các tin khác
Chính phủ vừa ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TƯ của BCH TƯ về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ. Theo đó, sẽ tập trung nâng cấp mở rộng quốc lộ 1A lên 4 làn xe, phấn đấu hoàn thành toàn tuyến Hà Nội - Cần Thơ vào năm 2016.
Ngày 12/6, các ngân hàng thương mại đồng loạt giảm mạnh tới 60 VND-85 VND mỗi USD, xuống dưới mốc 21.000 VND/USD.
Ngày 11/6, tại buổi đi kiểm tra thực địa công trình xây dựng tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình, ông Mai Tuấn Anh, Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam - VEC (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết tuyến đường này sẽ được thông xe vào ngày 30/6 tới.
Thực hiện theo chỉ thị của Ngân hàng Nhà nước, Agribank vừa ban hành văn bản số 4152/NHNo-KHTH quy định lãi suất cho vay bằng VND.