"Con nợ" mang tên 661

  • Cập nhật: Thứ tư, 20/6/2012 | 9:53:27 AM

YBĐT - Tới tháng 5/2012, vẫn còn trên 453 ha rừng trồng năm 2011 của huyện Văn Chấn (Yên Bái) chưa được thanh toán vốn với tổng kinh phí trên 1,361 tỷ đồng. Trong đó, vốn hỗ trợ trồng rừng ở các thôn bản, xã đặc biệt khó khăn là trên 864 triệu đồng.

Cán bộ Kiểm lâm Văn Chấn kiểm tra rừng trồng phòng hộ tại thôn Nam Vai, xã Gia Hội.
Cán bộ Kiểm lâm Văn Chấn kiểm tra rừng trồng phòng hộ tại thôn Nam Vai, xã Gia Hội.

Kinh phí thanh toán không kịp thời khiến Ban quản lý dự án (BQLDA) 661 cứ khất lần các chủ vườn ươm và đơn vị dịch vụ phân bón, ảnh hưởng không tốt tới kế hoạch trồng rừng của địa phương...

Nỗ lực trồng rừng

Năm 2011, UBND huyện Văn Chấn xây dựng kế hoạch trồng 4.000 ha rừng ở 30 xã, thị trấn. Trong đó, 1.000 ha ở các xã vùng cao, dân tộc và thôn bản đặc biệt khó khăn như: Suối Quyền, Nậm Lành, Suối Bu, Suối Giàng, Cát Thịnh, Minh An, Nậm Búng, Gia Hội ... Số diện tích này được Nhà nước hỗ trợ tiền cây giống, phân bón, thiết kế phí.

Hạt Kiểm lâm - cơ quan Thường trực BQLDA 661 đã tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo kế hoạch trồng rừng, phối hợp với UBND các xã hướng dẫn nhân dân đăng ký trồng rừng, hợp đồng với Trung tâm Quy hoạch nông-lâm nghiệp Tuyên Quang thiết kế, lập hồ sơ cho các hộ trồng rừng và được Chi cục Phát triển Lâm nghiệp, UBND huyện phê duyệt 834,4 ha/1.000 ha kế hoạch. Kết quả, 1.555 hộ tại 89 thôn bản ở 14 xã tham gia trồng rừng có thiết kế; diện tích rừng đã trồng theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt đạt 834,4 ha.

BQLDA hợp đồng với Công ty cổ phần Công đoàn Bãi Bằng cung ứng 257.666 kg phân vi sinh; tổ chức gieo ươm 18,5 kg hạt giống keo Úc nhập nội và 70 kg hạt mỡ giống. Chi cục Phát triển Lâm nghiệp Yên Bái công nhận nguồn gốc 1.951.980 cây giống, cấp 699.720 bầu keo Úc và 675.617 bầu cây mỡ phục vụ trồng rừng kinh tế. Kết quả, toàn bộ diện tích trồng đạt 3.692 ha, trong đó trồng rừng có thiết kế 753 ha, trồng cây lâm nghiệp xã hội 2.522 ha, trồng rừng của doanh nghiệp 417 ha.

Chuyện ngoài kế hoạch

Thứ nhất, nhiều nơi người dân bỏ keo đi trồng mỡ, không theo chỉ đạo về cơ cấu cây trồng. Nguyên nhân được cho là, cuối năm 2010 và đầu năm 2011, trên địa bàn rét đậm, rét hại kéo dài, diện tích keo mới trồng chết nhiều. Do vậy, người dân đã bỏ vốn mua cây mỡ giống về trồng. Thứ hai, số cây giống gieo ươm phục vụ trồng rừng theo kế hoạch 1.000 ha là 1.951.980 cây (gồm 1.243.218 cây keo và 708.762 cây mỡ).

Nhân dân các xã đăng ký trồng chỉ đạt 753,2 ha, còn tới 247,8 ha không đăng ký. Như vậy, số cây giống đã ươm gieo dư tại vườn là 547.149 cây. Số cây này hiện không thể đưa vào trồng rừng năm 2012, tức là khoảng 330 triệu đồng tiền cây giống đã ươm gieo "nằm chết" tại vườn ươm. Thứ ba, tổng kinh phí cần Nhà nước hỗ trợ trồng 753,2 ha/1.000 ha rừng trồng theo kế hoạch năm 2011 của huyện trên 2 tỷ 252 triệu đồng.

Trong đó, tại các xã đặc biệt khó khăn là 891 triệu đồng, các xã còn lại là trên 1,361 tỷ đồng. Thực hiện các quyết định của UBND tỉnh về phê duyệt kinh phí và phương thức hỗ trợ sản xuất nông-lâm nghiệp, thủy sản năm 2011; Quyết định 1919/QĐ-UBND ngày 7/11/2011 của UBND tỉnh Về điều chỉnh kinh phí thực hiện các nội dung hỗ trợ sản xuất nông-lâm nghiệp, thủy sản tại Quyết định số 315/QĐ-UBND ngày 11/3/2011 của UBND tỉnh, huyện mới chỉ được cấp thanh toán trên 1,427 tỷ đồng.

Như vậy, kinh phí cấp thanh toán trồng rừng năm 2011 (trong diện tích 753,2 ha/1.000 ha vùng thôn bản, xã đặc biệt khó khăn) còn thiếu trên 824 triệu đồng.

"Giải cứu" cho Ban 661

UBND huyện đã đề nghị các ngành liên quan và  tỉnh thanh toán kinh phí còn thiếu. Tình hình có vẻ khó khăn trong điều kiện ngân sách hiện nay. Giải pháp nhìn thấy là "lấy" ngân sách cấp trồng rừng năm 2012 "đập" vào phần thiếu cho năm 2011 nhưng bao giờ vốn về thì chưa ai chắc. Trong khi, các đơn vị cung ứng cây giống, phân bón cho trồng rừng năm 2011 liên tục đòi nợ BQLDA vì họ rất khó khăn. Ông Hoàng Văn Khánh và một số anh em trong tổ vườn ươm ký hợp đồng cung cấp cây giống với BQLDA năm 2011 kêu trời vì số tiền trên 200 triệu đồng hơn năm qua chưa được thanh toán.

Buổi làm việc của Thường trực BQLDA với chúng tôi liên tục đứt quãng vì những cú điện thoại của các bên B ở Phú Thọ, Tuyên Quang đề nghị Ban thanh toán nợ. Thường trực Ban biết chỉ biết à ơi, lần khất, mong bên B thông cảm tới khi... có tiền.

Trước thực trạng này, UBND tỉnh có thể cho phép sử dụng tạm nguồn kinh phí bồi thường tại Quyết định số 296/QĐ-UBND của UBND huyện Văn Chấn ngày 15/11/2011 về việc phê duyệt kinh phí bồi thường hỗ trợ tái định canh dự án trồng mới cây cao su. Nguồn kinh phí này là trên 863 triệu đồng. Về mặt nguyên tắc, có thể cho UBND huyện tạm vay; về mục đích, rất phù hợp là sử dụng vào tái tạo rừng.

Trong tình hình ngân sách hiện nay, đây là cách tháo gỡ phù hợp nhất để giải quyết dứt điểm những tồn tại về thanh toán vốn trồng rừng ở Văn Chấn, góp phần hoàn thành kế hoạch trồng rừng năm 2012 của huyện.

Tuấn Anh

Các tin khác
Nông dân xã Bảo Hưng (Trấn Yên) thu hoạch chè.

YBĐT - Tính đến nay, sản lượng chè búp tươi thu hái toàn tỉnh Yên Bái đạt 24.000 tấn (đạt 26% kế hoạch), chế biến được trên 5.000 tấn chè khô các loại.

Trong các trường hợp bình thường, lãi suất cho vay, mua, bán giấy tờ có giá sẽ do các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự thỏa thuận.

Nông dân xã Hạnh Sơn thu hoạch lúa xuân 2012, năng suất đạt gần 8 tấn/ha.

YBĐT - Từ một xã nghèo của huyện Văn Chấn (Yên Bái), vài năm trở lại đây xã Hạnh Sơn đã phát huy nội lực, khắc phục khó khăn, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên đời sống nhân dân đã có nhiều khởi sắc.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet).

Theo Vụ Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), tính đến hết tháng Năm, Việt Nam đã xuất khẩu 15.000 tấn hạt tiêu với tổng kim ngạch đạt trên 102 triệu USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu năm tháng lên mức 62.000 tấn với kim ngạch 424 triệu USD, tăng 14,5% về lượng và 47,2% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục