Yên Bái cần rà soát lại các doanh mục đầu tư

  • Cập nhật: Thứ hai, 23/7/2012 | 3:02:19 PM

YBĐT - Thời gian qua, các doanh nghiệp Yên Bái phải đối mặt với nhiều thách thức do đà tăng trưởng tiếp tục chậm lại nhưng lạm phát lại tăng cao, thâm hụt thương mại vào ngân sách lớn, nợ công có xu hướng tăng.

Đến 31/3/2012, toàn tỉnh có 1.080 doanh nghiệp phải nộp báo cáo quyết toán thuế. Trong ảnh: Sản xuất, chế biến gỗ rừng trồng tại huyện Trấn Yên. (Ảnh: Đức Toàn)
Đến 31/3/2012, toàn tỉnh có 1.080 doanh nghiệp phải nộp báo cáo quyết toán thuế. Trong ảnh: Sản xuất, chế biến gỗ rừng trồng tại huyện Trấn Yên. (Ảnh: Đức Toàn)

Việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình hình lạm phát, sức tiêu thụ hàng hoá giảm, lãi suất tiền vay ngân hàng cùng nhiều chi phí đầu vào tăng cao và doanh nghiệp lại khó tiếp cận nguồn vốn, trong khi cạnh tranh thương mại trên thị trường ngày một gay gắt.

Đến 31/3/2012, toàn tỉnh có 1.080 doanh nghiệp phải nộp báo cáo quyết toán thuế (trừ 8 quỹ tín dụng). Qua phân tích báo cáo tài chính của các cơ quan chức năng dựa trên các chỉ tiêu về tài sản, vốn lưu động, tình hình công nợ, khả năng thanh toán, đến nay toàn tỉnh có 95 doanh nghiệp đang trong giai đoạn đang đầu tư cơ sở hạ tầng, 491 doanh nghiệp có nguy cơ phá sản (chiếm 45% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn) trong đó có 57 doanh nghiệp không phát sinh doanh thu, 257 doanh nghiệp có nguy cơ phá sản cao, 177 doanh nghiệp báo động tình trạng phá sản, còn lại 494 đơn vị có phát sinh doanh thu và đang còn hoạt động.

Đánh giá tình hình kê khai tài chính nổi lên các doanh nghiệp trong tỉnh có số thuế phát sinh cao hơn cùng kỳ, số thuế phát sinh năm 2012 là 88,7 tỷ đồng, trong khi số thuế phát sinh năm 2011 chỉ có 56,8 tỷ đồng, số thuế GTGT đầu vào cùng kỳ là 321 tỷ đồng, đầu ra 326 tỷ đồng, như vậy tỷ lệ nợ thuế đầu tư cho sản xuất kinh doanh chiếm 98,4%, so sánh số thuế đầu vào năm 2012 là 315 tỷ đồng so với đầu vào 2011 là 321 tỷ đồng giảm 2%, trong khi đó số thuế đầu ra năm 2012 tăng hơn 15% so với năm 2011.

Qua đó cho thấy, tình hình vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh giảm rõ rệt, các doanh nghiệp có số thuế phát sinh cao hơn cùng kỳ là do sản xuất đầu vào không có nhưng lượng sản phẩm bán ra lớn vì (bán hàng dự trữ, bán hàng tồn kho) có doanh nghiệp phải đẩy mạnh hàng bán ra để trang trải nợ và duy trì sản xuất kinh doanh ở mức độ thấp nhất, nhằm giữ tài sản doanh nghiệp.

Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn, vốn đầu tư doanh nghiệp sử dụng không hiệu quả hầu hết là vốn đi vay nên doanh nghiệp đầu tư không có kế hoạch, không có định hướng, thậm chí nhiều doanh nghiệp đầu tư tràn lan, chạy theo lợi nhuận, các dự án đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, chăn nuôi, trồng trọt chưa tạo ra được sản phẩm hàng hoá. Sản phẩm chủ yếu của tỉnh miền núi là lâm sản rừng trồng và khai thác khoáng sản trong lòng đất.

Song, nhìn lại từ việc thăm dò, quy hoạch, cấp phép, tổ chức khi thác chưa có kế hoạch lâu dài... chính sách không ổn định, khi đã đầu tư bắt đầu có sản phẩm thì dừng xuất khẩu, sản phẩm trôi nổi như đá cảnh, đá gốc tại huyện Lục Yên, Văn Chấn  chưa thống nhất trong biện pháp quản lý.

Trong tình hình khó khăn hiện nay, doanh nghiệp cần phải chủ động tự cứu lấy mình trước khi chờ đợi các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô của Nhà nước phát huy tốt hiệu quả. Cách tiếp cận nhằm giải quyết những khó khăn trong tình hình hiện nay là các doanh nghiệp cần rà soát lại danh mục đầu tư, kinh doanh, thực hiện việc đổi mới kinh doanh, ưu tiên cho các dự án có thể làm ngay và đem lại hiệu quả tức thì nhằm giúp doanh nghiệp giải quyết khó khăn trước mắt để tồn tại.

Theo đó, doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp nhằm cấu trúc lại tổ chức, tối ưu hoá việc sản xuất, chống lãng phí và chất lượng nhằm giảm tối đa chi phí, tăng sức cạng tranh cho sản phẩm.

Giám đốc một doanh nghiệp khai thác và chế biến đá chia sẻ: “Trong giai đoạn này, doanh nghiệp cần nắm rõ tình hình thực tế và các chính sách của Nhà nước để có những dự báo tốt, đưa ra những khế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp và chủ động tránh các rủi ro có thể xảy ra”.

Trong tình hình sức tiêu thụ trên thị trường giảm, chi phí đầu vào tăng cao, sức cạnh tranh ngày càng gay gắt và khả năng tiếp cận nguồn vốn khó, các doanh nghiệp cần cân bằng giữa hiệu quả ngắn hạn và dài hạn trong hoạch định chiến lược nhằm đảm bảo sử dụng đồng vốn một cách hiệu quả nhất.

Ngoài ra, việc kiện toàn lại bộ máy, quản trị tốt sự thay đổi, có chính sách giữ chân người tài và quản lý tốt dòng hàng hoá và các đối tượng khách hàng nhằm đảm bảo ổn định cho việc sản xuất kinh doanh.

Quang Thiều

Các tin khác
6 tháng đầu năm 2012, sự cố uy hiếp an toàn và sự cố nghiêm trọng tăng so với cùng kỳ năm 2011.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) kiên quyết khắc phục những tồn tại của hệ thống bảo đảm an toàn hàng không, duy trì tốt chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất.

Ngành thuế đối thoại để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

YBĐT - Năm 2012, ngành Thuế tỉnh Yên Bái được Bộ Tài chính giao thu 850 tỷ đồng, dự toán phấn đấu của tỉnh là 1.100 tỷ đồng (trong đó tiền giao đất 200 tỷ đồng), tăng 250 tỷ đồng so với số thực thu của cả năm 2011.

Đây là nhiệm vụ nhằm thực hiện thị trường cạnh tranh hoạt động ổn định, đạt hiệu quả cao.

Cây thanh hao có thể trồng tận dụng ở những diện tích nhỏ.

YBĐT - Năm 2012, nông dân xã Tân Hợp, huyện Văn Yên tiếp tục tận dụng đất đai trồng 3,5 ha cây thanh hao hoa vàng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục