Văn Yên hỗ trợ để tăng đàn gia súc

  • Cập nhật: Thứ hai, 24/9/2012 | 10:11:32 AM

YBĐT - Thời gian qua, phong trào chăn nuôi gia súc ở Văn Yên (Yên Bái) được duy trì và có sự tăng cường chỉ đạo, hỗ trợ của địa phương. HĐND huyện Văn Yên đã phê chuẩn Đề án hỗ trợ phát triển chăn nuôi của huyện giai đoạn 2012- 2015.

Đàn lợn được duy trì và phát triển của hộ anh Phạm Hồng Giang xã Mậu Đông.
Đàn lợn được duy trì và phát triển của hộ anh Phạm Hồng Giang xã Mậu Đông.

 Ông Hà Đức Anh - Phó chủ tịch UBND huyện cho biết: “Đề án hỗ trợ chăn nuôi triển khai sẽ tạo ra số lượng, chất lượng con giống tốt, bảo đảm một phần giống phục vụ cho phát triển chăn nuôi tại chỗ và cung ứng giống cho các hộ chăn nuôi, kiểm soát được dịch bệnh, hạn chế việc nhập giống không rõ nguồn gốc vào địa phương. UBND huyện giao cho Phòng Nông nghiệp & phát triển nông thôn huyện chủ trì phối hợp với các ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện đề án. Kết quả bước đầu thực hiện Đề án đã đạt được một số hiệu quả nhất định, qua đó huyện đã rút kinh nghiệm để đề ra phương hướng triển khai để đề án phát huy hiệu quả thiết thực”.

Năm 2012 là năm đầu của giai đoạn thực hiện Đề án, ngành chức năng đã tham mưu cho chính quyền các xã và phối hợp nhanh chóng rà soát các cơ sở chăn nuôi đủ tiêu chuẩn trên địa bàn để có kế hoạch hỗ trợ. Đối với các cơ sở nuôi lợn thịt, lợn nái, huyện đã thực hiện hỗ trợ 10 cơ sở chăn nuôi đủ tiêu chuẩn tại 6 xã, thị trấn gồm: Đông An, An Bình, Yên Phú, Đông Cuông, Xuân Ái và thị trấn Mậu A với mức hỗ trợ mỗi cơ sở 20 triệu đồng.

Đối với hỗ trợ nuôi lợn đực giống ngoại, huyện đã triển khai tại 2 xã là An Thịnh, Đại Phác hỗ trợ 2 cơ sở chăn nuôi lợn nái qui mô 10 con lợn nái sinh sản trở lên, chưa có lợn đực giống, mức hỗ trợ 3 triệu đồng/1 lợn đực giống. Về hỗ trợ chăn nuôi bò đực giống Lai sind để tuyển chọn giữ lại làm giống được triển khai tại 4 xã là An Bình, Đông Cuông, Phong Dụ Hạ, Phong Dụ Thượng. Mỗi xã đã lựa chọn một hộ để hỗ trợ 1 triệu đồng/con/năm. Tổng kinh phí đã thực hiện hỗ trợ cho các cơ sở thuộc diện của Đề án năm 2012 là 230 triệu đồng.

Kết quả thực hiện năm đầu cho thấy, đề án đã hoàn thành sớm hơn kế hoạch, đạt 100% các chỉ tiêu đề ra trong năm. Đề án phát huy được tầm quan trọng, cấp thiết trong điều kiện chăn nuôi hiện nay ở các địa phương. Do đó, luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao, kịp thời của cấp ủy, chính quyền địa phương từ huyện đến xã khi triển khai hỗ trợ. Ngành chuyên môn, đoàn thể đã phối hợp chặt chẽ và được sự đồng tình ủng hộ của các hộ dân tham gia Đề án nên phát huy được kết quả tích cực.

Quá trình tham gia thực hiện, các cơ sở đều cho rằng, đây là Đề án thiết thực giúp các hộ kịp thời khôi phục và phát triển đàn gia súc cả về số lượng và chất lượng trước những khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh đối với gia súc, nhất là dịch bệnh tai xanh vừa qua. Nhờ hỗ trợ chăn nuôi, các cơ sở, hộ dân sử dụng triệt để quĩ đất, lao động và vốn đầu tư, đồng thời việc làm, thu nhập của các hộ chăn nuôi cũng tăng lên đáng kể.

Việc hỗ trợ chăn nuôi theo đề án tuy số kinh phí chưa phải là lớn nhưng tạo được môi trường chăn nuôi an toàn, nhân đàn gia súc, tạo khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn phục vụ nhu cầu thị trường, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường nông thôn.

Thời gian tiếp theo, cùng với triển khai hỗ trợ theo Đề án, huyện Văn Yên tiếp tục tuyên truyền vận động nhân dân phát huy nội lực để đầu tư phát triển chăn nuôi nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển chăn nuôi cả về số đàn, chất lượng, sản lượng và bảo đảm tính bền vững.

Bên cạnh việc khai thác lợi thế đẩy nhanh tốc độ phát triển chăn nuôi lợn, huyện coi trọng tăng trưởng đàn trâu, bò, gia cầm, nâng cao hiệu quả kinh tế, đưa chăn nuôi trở thành một trong những nguồn thu nhập chính trong cơ cấu tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác qui hoạch, kế hoạch, hỗ trợ, khuyến khích đầu tư có trọng điểm để hình thành phát triển vùng chăn nuôi tập trung, thâm canh sản xuất hàng hóa theo mô hình kinh tế trang trại, gắn với tiêu thụ sản phẩm, kết hợp với xây dựng cơ sở giết mổ tập trung bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Đặc biệt, huyện chỉ đạo tăng cường quản lý nhà nước về lĩnh vực chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm, kiểm tra việc thực hiện chính sách hỗ trợ chăn nuôi, các chương trình đề án phát triển chăn nuôi trên địa bàn, bảo đảm công khai, minh bạch, có hiệu quả.

V.T

Các tin khác
Đồng bào Mông xã Kim Nọi trồng ngô vụ thu

YBĐT - Phong trào “Ba xanh” được phát động và triển khai đã mang lại nhiều ý nghĩa bởi mục tiêu cụ thể, thiết thực với những việc làm gắn liền với đời sống kinh tế - xã hội vùng cao, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Dâu tây Đà Lạt.

Theo thông báo của Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam, atiso, hồng và dâu tây Đà Lạt nằm trong Top đặc sản nổi tiếng Việt Nam năm 2012. Thế nhưng, ít người trồng ba loại cây này, thậm chí đang chặt bỏ hàng loạt.

Phủ tạng gia súc bị cấm kinh doanh tạm nhập tái xuất từ 30/9.

Thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg của Thủ tướng, Bộ Công Thương đã yêu cầu các thương nhân, kể từ ngày 30/9, tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng tiêu dùng đã qua sử dụng (kể cả trường hợp đã có giấy phép) và các mặt hàng thực phẩm đông lạnh là phủ tạng, phụ phẩm gia súc; phủ tạng, phụ phẩm gia cầm.

VNPT Yên Bái trao 20 suất học bổng trị giá mỗi suất 500.000 đồng.

YBĐT - Ngày 21, 23/9, VNPT Yên Bái tổ chức chương trình “VNPT - Hành trình vì tiện ích cuộc sống” và trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi tại thành phố Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục