Lục Yên phát triển các làng nghề chế tác đá

  • Cập nhật: Thứ ba, 23/4/2013 | 3:01:55 PM

YBĐT - Lục Yên được thiên nhiên ban tặng cho nguồn tài nguyên khoáng sản đá hết sức phong phú, giá trị nhất là Rubi, hồng ngọc... nhưng trữ lượng lớn lại là các loại đá trắng, hay còn gọi là bạch ngọc.

Một cơ sở chế tác đá Mỹ nghệ ở xã Tân Lĩnh (Lục Yên).
Một cơ sở chế tác đá Mỹ nghệ ở xã Tân Lĩnh (Lục Yên).

Phát huy thế mạnh này, những năm gần đây, trên địa bàn huyện ra đời nhiều cơ sở chế tác đá mỹ nghệ, không những góp phần giải quyết việc làm cho người dân địa phương mà còn dần hình thành các làng nghề.

Đến thăm cơ sở chế tác đá mỹ nghệ của anh Lưu Đình Hoành, một trong những người đầu tiên mang nghề về đất Lục Yên, chúng tôi hết sức ấn tượng với những sản phẩm làm ra từ đá: long, ly, quy, phượng, nghê... rồi tượng Phật, tượng Quan âm, thần tài, thần lộc đến những bức chân dung thiếu nữ... Anh Hoành quê Vĩnh Phúc, là một nghệ nhân nổi tiếng có thâm niên hàng chục năm trong nghề.

Với quyết tâm xây dựng sự nghiệp ở Lục Yên, năm 2002, cùng một người bạn, anh đã đến Lục Yên và khai sinh nghề đá mỹ nghệ. Khởi đầu bao giờ cũng gian nan, vốn ít, sản phẩm làm ra không có thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực của mình, với những sản phẩm đa dạng và chất lượng cao, đá mỹ nghệ Lục Yên đã bắt đầu có thương hiệu, được khách hàng nhiều nơi biết đến và yêu thích. Với mong muốn phát triển và truyền nghề tại địa phương, đến nay, anh đã nhận về làm và truyền nghề cho vài chục lao động. Cách nhà anh Hoành không xa là cơ sở chế tác đá mỹ nghệ của gia đình anh Nguyễn Lê Hoàn, thôn 2, xã Tân Lĩnh bày la liệt sản phẩm từ những con vật nhỏ bé đến những bức tượng cao hàng mét.

Nhìn những sản phẩm được chế tác tinh tế đủ hiểu sức sáng tạo và sự dày công của người thợ. Anh Hoàn cho biết: “Năm 2007, mình thành lập cơ sở sản xuất chế tác đá mỹ nghệ, số vốn vẻn vẹn là 15 triệu đồng cùng máy móc chế tác nhỏ với sản phẩm là các con vật như sư tử. Thị trường chấp nhận, mình mở rộng quy mô sản xuất. Đến nay, cơ sở thường xuyên có 4 công nhân trả lương theo tay nghề từ 2,5 đến 4 triệu đồng/tháng/người. Năm 2012, trừ chi phí, cơ sở thu về 100 triệu đồng”.

Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay, trên địa bàn huyện Lục Yên, có khoảng 40 cơ sở chế tác đá mỹ nghệ, tập trung nhiều ở xã Tân Lĩnh. Với ưu thế về nguồn nguyên vật liệu đá tại địa phương, nghề chế tác đá ở Lục Yên đã thu hút hàng trăm lao động. Nhờ phát triển mô hình này, điều kiện kinh tế của nhiều hộ gia đình đã ổn định.

Ngoài đá vôi trắng, Lục Yên còn là “thủ phủ” của đá quý. Phát huy thế mạnh này, hơn chục năm nay, bàn tay khéo léo của người dân đất Ngọc đã cho ra đời những sản phẩm tranh đá quý nhiều chủng loại, đa dạng về đề tài. Đến nay, Lục Yên cũng đang hình thành làng nghề làm tranh đá quý với 21 cơ sở, tập trung chủ yếu ở thị trấn Yên Thế.

Ông Nguyễn Ngọc Sơn - Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Lục Yên cho biết: “Hiện nay, trên địa bàn có 21 cơ sở sản xuất tranh đá, 10 cơ sở chế tác đá mỹ nghệ và hàng chục xưởng chế tác đá mỹ nghệ quy mô nhỏ lẻ. Các cơ sở đã giải quyết việc làm ổn định cho khoảng 300 lao động địa phương. Hiệu quả của các cơ sở đem lại là tận thu được nguồn nguyên liệu dư thừa của các công ty, doanh nghiệp khai thác đá, góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn, dần dần hình thành các làng nghề”.

Thời gian tới, huyện Lục Yên tiếp tục đầu tư, khuyến khích phát triển, nhân rộng nghề chế tác đá nhằm nâng cao thu nhập cho người lao động đồng thời phát triển sản xuất cùng với tiết kiệm nguyên liệu, bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy nhiên, để nghề này phát triển ổn định, cần tiếp tục quảng bá sản phẩm đá mỹ nghệ trên thị trường trong và ngoài nước; tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề chế tác đá mỹ nghệ cho người lao động; thực hiện các chính sách ưu đãi; nhân rộng ra các xã, góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương.

Văn Thông

Các tin khác
Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và BIDV Yên Bái trao thưởng cho khách hàng.

YBĐT - Ngày 23/4, trước sự chứng kiến của đại diện Ngân hàng Nhà nước, Sở Công thương và chính quyền địa phương, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Yên Bái đã tổ chức lễ bốc thăm trúng thưởng lộc xuân may mắn năm 2013 cho khách hàng gửi tiền tiết kiệm trong thời gian từ 9/1 đến 9/4/2013.

Gói cho vay ưu đãi 1.000 tỷ được VIB áp dụng với những khoản vay mới trong 3 tháng đầu

Hai năm thực hiện chương trình xây dựng NTM, tỉnh Yên Bái đã xây dựng được 30 mô hình sản xuất tại 29 xã đăng ký đạt chuẩn vào năm 2015. Trong ảnh: Lãnh đạo Hội nông dân huyện Trấn Yên thăm mô hình trồng vải của hội viên nông dân xã Báo Đáp. Ảnh: Linh Chi

YBĐT - Sau hai năm triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), Yên Bái đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, bộ mặt và đời sống người dân khu vực nông thôn từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, vẫn còn có những tồn tại cần khắc phục để thực hiện thành công chương trình.

Tiếp tục chào thầu 26.000 lượng vàng vào sáng 22/4 (ảnh minh họa).

9h sáng nay 23/4, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức phiên đấu thầu lần thứ 10 với khối lượng chào bán 26.000 lượng vàng (tương đương 1 tấn vàng quy chuẩn). Giá tham chiếu để tính giá trị đặt cọc là 41,83 triệu đồng/lượng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục