Hiệu quả từ mô hình nuôi cá nheo

  • Cập nhật: Thứ tư, 24/4/2013 | 3:31:01 PM

YBĐT - Vài năm trở lại đây, mô hình nuôi các loại cá đặc sản, trong đó có cá nheo đang là một hướng đi bền vững tại Công ty cổ phần Đầu tư phát triển thủy sản và du lịch Thác Bà ở xã Phúc An (Yên Bình).

Công nhân Công ty Đầu tư phát triển thủy sản và du lịch Thác Bà chăm sóc cá.
Công nhân Công ty Đầu tư phát triển thủy sản và du lịch Thác Bà chăm sóc cá.

Trong khu vịnh của hồ Thác Bà rộng gần 5ha được quây kín bằng lưới rồi chia thành từng ô nhỏ. Trên mặt hồ luôn có hàng chục người làm việc hối hả, người chăm sóc cá, người xây dựng các công trình phụ trợ, người gia cố lại lưới quây. Đây là khu nuôi trồng thủy sản của Công ty cổ phần Đầu tư phát triển thủy sản và du lịch Thác Bà. Nhìn mặt nước mênh mông mới thấy công sức con người thật là lớn!

Chị Nguyễn Thị Kim Dung - Giám đốc Kinh doanh của Công ty cho biết: “Công ty đã đầu tư khoảng 2 tỷ đồng. Chuyển từ nuôi bằng lồng sang nuôi quây lưới như thế này hạn chế được hầu hết dịch bệnh, nếu nuôi trong lồng 80% cá bị mắc bệnh nấm, thối vây, đặc biệt vào mùa nước cạn và nước nóng. Hơn nữa, nuôi diện tích lớn sẽ tận dụng được lượng thức ăn phù du. Con cá được nuôi hoàn toàn trong môi trường tự nhiên sẽ cho chất lượng sản phẩm cao hơn”.

Với quy mô đầu tư quây nuôi gần 5ha, Công ty đã đầu tư thả hơn 30 triệu đồng tiền cá giống gồm các loại cá sinh sống ở các tầng nước khác nhau.

Cơ sở chăn nuôi quy mô này đi lên từ những chiếc lồng tre, lồng lưới mong manh theo hình thức hộ gia đình của anh Trần Văn Bình và chị Nguyễn Thị Kim Dung với “thương hiệu” đặc sản cá nheo hồ Thác Bà.

Qua những chuyến đi đến các tỉnh bạn, nhận thấy tiềm năng của việc chăn nuôi thủy sản, năm 2010,anh chị vay vốn ngân hàng đầu tư đóng 20 lồng cá và được hỗ trợ 39 triệu đồng cho 13 lồng cá. Ngần ấy lồng, anh chị thả các giống cá nheo, cá trắm cỏ, trắm đen… tận dụng nguồn thức ăn có sẵn ở địa phương như tôm, cá vụn do nhân dân đánh bắt và bã sắn của các cơ sở chế biến tinh bột sắn.

Năm đầu tiên, gia đình anh chị thu lãi trên 100 triệu đồng. Năm 2011, anh chị tiếp tục đầu tư thêm 16 lồng cá để nuôi nguyên cá nheo. Tuy phải cạnh tranh với cá từ Trung Quốc nhưng sau khi trừ các khoản chi phí, gia đình anh vẫn lãi trên 100 triệu đồng.

Cá nheo được anh chị chọn là một trong những loại nuôi chủ lực vì nhiều lý do. Đầu tiên là hiệu quả kinh tế của giống cá da trơn này mang lại, hiện giá bán 130.000 - 150.000 đồng/kg, thị trường tiêu thụ ổn định tại Hà Nội, Hà Giang, Sơn La, Phú Thọ. Nếu như cá lăng, cá quất sống ở các nơi có nước chảy thì cá nheo sống ở những vùng nước tĩnh, điều đó hoàn toàn thích hợp với việc nuôi tại vùng hồ Thác Bà.

Hơn nữa đây là một loại cá ăn thịt, thức ăn chủ yếu là các loại cá tép dầu và bống, tận dụng được nguồn thức ăn do ngư dân trong vùng đánh bắt. So với các loại cá khác, cá nheo tăng trưởng nhanh, sau 6 tháng nuôi có thể đạt trọng lượng khoảng 3,5kg, ít bị bệnh tật. Dự kiến tháng 8 này, Công ty sẽ thu mẻ cá đầu tiên, riêng sản lượng cá nheo đạt khoảng 3 tấn.

Chị Dung cho biết thêm: “Công ty được giao quản lý và khai thác 50ha mặt nước trong vòng 50 năm. Với diện tích mặt nước lớn như thế, chúng tôi rất cần sự quan tâm hỗ trợ cả về vốn và kỹ thuật chăm sóc thủy sản. Năm nay, lượng thức ăn do người dân đánh bắt từ tự nhiên giảm nên số lượng cá nheo ít hơn. Sắp tới, Công ty sẽ chuyển sang nuôi cá nheo bằng hình thức bán công nghiệp để chủ động về nguồn thức ăn”.

Đánh giá về mô hình nuôi cá nheo tại huyện Yên Bình, ông Nguyễn Ngọc Thắng - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Yên Bái cho biết: “Nuôi cá nheo trên hồ Thác Bà rất phù hợp, tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có, cá sinh trưởng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế. Hiện nay, tỉnh đang có chính sách hỗ trợ 3 triệu đồng cho mỗi lồng cá nhằm khuyến khích người dân khai thác mặt nước nuôi trồng thủy sản”.

 Nước cũng được coi là một tư liệu sản xuất quan trọng trong nuôi trồng thủy sản. Giao mặt nước cho dân quản lý vừa góp phần bảo vệ môi trường vừa mang lại hiệu quả kinh tế. Từ mô hình nuôi cá nheo của Công ty cổ phần Đầu tư phát triển thủy sản và du lịch Thác Bà có thể thấy, cần khuyến khích người dân khai thác mặt nước để nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là với các loại cá đặc sản, có khả năng thích nghi với điều kiện tự nhiên của vùng hồ Thác Bà.

Đồng thời cũng cần có cơ chế cho người dân được tiếp cận vốn vay, đặc biệt là vốn vay ưu đãi, có chu kỳ hợp lý với chu kỳ chăn nuôi. Ngoài ra, cần hỗ trợ về kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh thường xuyên để chăn nuôi phát triển bền vững.

Hồng Khanh

Các tin khác
Thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nên đàn lợn nhà chị Hoàng Thị Thư phát triển tốt.

YBĐT - Để chủ động phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thị xã Nghĩa Lộ chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể và các xã, phường đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn, vận động thông qua hệ thống loa truyền thanh để đông đảo người dân, đặc biệt là các hộ chăn nuôi xây dựng ý thức phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.

Cán bộ, kỹ sư đang làm phương pháp thụ tinh khô cho cá nheo.

YBĐT - Vừa qua, gia đình anh Trần Đức Phương ở thôn 6, xã Vân Hội, huyện Trấn Yên đã dùng phương pháp thụ tinh nhân tạo cho cá nheo thành công, tỷ lệ trứng nở đạt trên 80%. Với thành công này của gia đình anh Phương, Yên Bái đã trở thành tỉnh đầu tiên ở miền Bắc sản xuất được cá nheo giống.

YBĐT - Nhằm phát huy tiềm năng tận dụng diện tích ao hồ sẵn có để nuôi cá, thời gian qua huyện Lục Yên (Yên Bái) còn vận động nhân dân các xã chú trọng phát triển diện tích nuôi cá theo hướng hàng hóa.

Một cơ sở chế tác đá Mỹ nghệ ở xã Tân Lĩnh (Lục Yên).

YBĐT - Lục Yên được thiên nhiên ban tặng cho nguồn tài nguyên khoáng sản đá hết sức phong phú, giá trị nhất là Rubi, hồng ngọc... nhưng trữ lượng lớn lại là các loại đá trắng, hay còn gọi là bạch ngọc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục