Hiệu quả từ Dự án giảm nghèo
- Cập nhật: Thứ tư, 8/5/2013 | 8:43:36 AM
YBĐT - Huyện Trạm Tấu có trên 77% là đồng bào dân tộc Mông, 16% dân tộc Thái còn lại là các dân tộc khác. Trước khi thực hiện Dự án Giảm nghèo, thu nhập bình quân đầu người của huyện Trạm Tấu trung bình đạt khoảng 5.000.000 đồng/người/năm.
Mô hình thâm canh lúa được thực hiện theo Dự án Giảm nghèo tại
Trạm Tấu.
|
Một số nguyên nhân dẫn đến nghèo đói, đó là: cơ sở hạ tầng thiếu và yếu khiến cho người nghèo khó tiếp cận được các dịch vụ công, trình độ dân trí không đồng đều, thiếu kiến thức, kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh, thiếu vốn, thiếu đất phục vụ sản xuất nông - lâm nghiệp, sự bất bình đẳng giới, nhất là trong đồng bào dân tộc thiểu số...
Đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, huyện Trạm Tấu đã huy động và tranh thủ mọi nguồn lực, góp sức người, huy động sự tập trung vào cuộc của các cấp, các ngành trong huyện, phấn đấu thực hiện thành công các chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo của Nhà nước.
Dự án Giảm nghèo giai đoạn I gồm 5 hợp phần, đó là: giao thông và chợ; nông nghiệp, thủy lợi, cấp nước sinh hoạt; y tế, giáo dục; ngân sách phát triển xã và tăng cường năng lực thể chế. Qua thực hiện các hợp phần của Dự án, Trạm Tấu đã mở và đưa vào sử dụng 6 công trình đường giao thông từ huyện đi các xã với tổng chiều dài 35 km, vốn đầu tư 13 tỷ 758 triệu đồng, xây dựng 5 công trình cầu cứng, 3 công trình cầu treo, tổng mức đầu tư trên 5 tỷ đồng, thực hiện 8 mô hình ứng dụng nông nghiệp như: mô hình thâm canh ngô - lúa lai, máy xay xát, gia súc sinh sản..., xây dựng 14 công trình thủy lợi, 29 lớp học và nhà ở công vụ cho giáo viên. Qua đó, giúp người dân được hưởng lợi từ các công trình phúc lợi công cộng.
Đối với hợp phần đào tạo, qua 5 năm đã thực hiện các đợt tập huấn cho cán bộ Ban quản lý Dự án của huyện, phối hợp mở 13 lớp tập huấn về kỹ thuật nông nghiệp, kỹ năng giám sát, công tác vận hành cho các cán bộ ban phát triển xã, trưởng thôn, bản. Hợp phần ngân sách phát triển xã đã tăng cường thêm cơ sở hạ tầng thiết yếu, cải thiện điều kiện cơ sở vật chất và điều kiện sản xuất cho các hộ nghèo tại các thôn, bản khó khăn nhất.
Sau 5 năm thực hiện Dự án giảm nghèo giai đoạn I, đời sống và điều kiện sản xuất của người dân trên địa bàn huyện Trạm Tấu đã được cải thiện rõ rệt. Ông Tráng A Hồ - Chủ tịch UBND xã Bản Công cho biết: “Dự án Giảm nghèo được nhân dân rất đồng tình ủng hộ, nguồn vốn tuy nhỏ nhưng rất thiết thực, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhân dân”.
Dự án giảm nghèo giai đoạn II, huyện Trạm Tấu tiếp tục được quan tâm đầu tư trên 14 tỷ đồng cho phát triển kinh tế và đạt được những kết quả nhất định như: khắc phục 6 công trình cầu đường, khắc phục tình trạng giao thông đi lại khó khăn tại những vị trí xung yếu. Cùng với đó, 10 công trình cấp nước sinh hoạt tại các thôn, bản, chòm dân được hoàn thiện và đưa vào sử dụng, giải quyết tình trạng thiếu nước đối với các hộ dân trong vùng dự án.
Bên cạnh đó, 4 công trình thủy lợi cũng được hoàn thiện, phục vụ canh tác trên 98 ha lúa. Đối với hợp phần ngân sách phát triển xã, năm 2012, huyện được giao thực hiện 83 tiểu dự án với tổng số vốn trên 5 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Phúc Cường - Phó chủ tịch UBND huyện cho biết: “Phát huy những mặt tích cực, những kết quả làm được của giai đoạn I, để hỗ trợ và thực hiện tốt Dự án Giảm nghèo giai đoạn II, huyện đã thành lập ban chỉ đạo và có hoạt động chuyên trách riêng.
Đối với cấp xã, thành lập ban phát triển xã do đồng chí chủ tịch làm trưởng ban, hợp phần ngân sách xã do đồng chí phó chủ tịch hội đồng nhân dân làm trưởng ban giám sát. Hợp phần kinh tế của giai đoạn II, huyện sẽ bám sát và tập trung để xây dựng các chương trình như: giao thông phần cơ bản nhất, hệ thống thủy lợi, nước sinh hoạt trên địa bàn để sử dụng hiệu quả.
Duy Hùng
Các tin khác
Từ ngày 30/6, rau quả tươi của Việt Nam sẽ được cấp phép kiểm dịch để xuất khẩu vào các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) sau hơn một năm bị ngưng lại.
Theo khẳng định của Ngân hàng Nhà nước, trong năm 2012, các tổ chức tín dụng đã trả lãi tiền gửi, tiền vay khoảng 408.000 tỷ đồng; còn thu lãi cho vay từ nền kinh tế khoảng 420.000 tỷ đồng.
Liên quan đến Dự án lọc hóa dầu 27 tỷ USD của Tập đoàn Dầu khí Thái Lan (PTT) tại Khu công nghiệp Nhơn Hội (Bình Định), bà Hồ Thị Kim Thoa - Thứ trưởng Bộ Công Thương khẳng định:
YBĐT - Chiều ngày 7/5, đồng chí Phạm Duy Cường - Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã có buổi làm việc với ông S.K Golcha - Chủ tịch Tập đoàn Golcha (Ấn Độ).