Văn Chấn: Chủ động phòng chống sâu bệnh cho lúa đông xuân

  • Cập nhật: Thứ sáu, 10/5/2013 | 9:37:43 AM

YBĐT - Vụ đông xuân năm nay, huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã gieo cấy 3.955ha. Hiện nay, các diện tích lúa đang trong giai đoạn làm đòng, trỗ bông. Đây cũng là giai đoạn cây lúa dễ bị một số loại sâu bệnh phá hoại.

Để thực hiện tốt các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, các cơ quan chức năng huyện Văn Chấn đã tích cực chỉ đạo nông dân chủ động theo dõi các giai đoạn sinh trưởng của sâu bệnh, nhanh chóng tổ chức các biện pháp phòng trừ hiệu quả. Những ngày này, nhà nông huyện Văn Chấn tích cực thăm đồng, chủ động phòng chống sâu bệnh cho cây lúa.

Hơn một tuần nay, hàng ngày, gia đình bà Hà Thị Liêm ở thôn Đồng Lơi, xã Thanh Lương thường xuyên thăm đồng. Bà cho biết: “Năm nay, gia đình đưa vào gieo cấy 4 sào lúa, chủ yếu bằng giống ĐS1. Từ đầu vụ, cây lúa phát triển tốt. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, ruộng lúa của gia đình tôi đã xuất hiện bệnh đạo ôn. Gia đình đã tiến hành phun thuốc đặc trị bệnh đạo ôn kịp thời nên đã khống chế được sâu bệnh”.

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Chấn, vụ đông xuân năm nay, huyện đưa vào gieo cấy 3.955ha lúa nước. Đối với các xã vùng cao, vùng thượng huyện, tỷ lệ lúa lai chiếm 70%. Cơ cấu giống vẫn tập trung là các giống lúa lai như: Nhị ưu 838, Nghi hương 305, Nghi hương 2308. Các xã vùng quy hoạch sản xuất lúa hàng hóa chủ yếu nằm trong vùng cánh đồng Mường Lò sử dụng các giống Chiêm Hương, Shéng cù, HT1, ĐS1 đưa vào gieo cấy.

Nhờ gieo cấy đúng khung thời vụ nên lúa sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên, vào thời điểm đầu tháng 4, một số diện tích lúa xuất hiện sâu bệnh, đặc biệt bệnh đạo ôn phát sinh gây hại mạnh trên các giống lúa BC15, ĐS1, tổng diện tích bị nhiễm bệnh lên đến 580ha. Ngoài ra, trên cây lúa còn xuất hiện một số bệnh khô vằn, bọ xít, bệnh bạc lá, làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển.

Trước tình hình trên, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, đặc biệt là Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Bảo vệ thực vật huyện chủ động phối hợp với chính quyền các địa phương tăng cường biện pháp kiểm tra đồng ruộng, nhanh chóng phát hiện các loại sâu hại chính và tuyên truyền, hướng dẫn nông dân phun thuốc phòng trừ kịp thời. Nhiều diện tích có mật độ cao đã được phòng trừ 2 - 3 lần. Đến nay, tình hình sâu bệnh trên địa bàn huyện cơ bản đã được kiềm chế.

Bà Hoàng Thị Thanh - Trạm trưởng Trạm Bảo vệ thực vật huyện Văn Chấn cho biết: “Hiện nay, tình hình sâu bệnh cơ bản được kiềm chế. Tuy nhiên, chúng tôi không chủ quan, lơ là trong công tác phòng trừ sâu bệnh, tránh để sâu bệnh lây lan trên diện rộng, gây ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất lúa đông xuân. Dự báo thời điểm trung tuần tháng 5 sẽ xuất hiện rầy, nếu không phát hiện, phòng trừ kịp thời thì rầy sẽ phát triển trên nhiều diện tích và gây cháy rầy.

Ngoài ra, cần lưu ý phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông đối với trà sớm vùng lòng chảo Mường Lò và đạo ôn trên lá đối với diện tích lúa vùng ngoài, vùng cao thượng huyện”. Từ nay đến cuối vụ, bên cạnh việc thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, đưa ra các dự báo và phòng trừ các đối tượng sâu bệnh gây hại kịp thời, Trạm sẽ tăng cường phối hợp với chính quyền các xã mở lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật để giúp nông dân nâng cao nhận thức về sâu bệnh và cách thức sử dụng an toàn, hiệu quả các loại thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc “4 đúng”.

Bà Hoàng Thị Thanh cho biết để vụ đông xuân đạt năng suất cao, nhiệm vụ ưu tiên là phòng chống dịch bệnh cho lúa. Các địa phương cần tăng cường tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân nhận biết từng đối tượng sâu bệnh và biện pháp phòng trừ; chủ động nguồn thuốc bảo vệ thực vật phòng khi có dịch xảy ra; tránh chủ quan để sâu bệnh lây lan trên diện rộng, gây ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất lúa đông xuân.

Văn Thông

Các tin khác
Ảnh minh họa.

"Ngân hàng Nhà nước tham gia thị trường vàng với tư cách người mua bán cuối cùng theo giá thị trường, không bao cấp, bù lỗ và tuân thủ đúng quy định bảo đảm lợi ích của Nhà nước".

Phát biểu tại hội nghị hỗ trợ xuất khẩu trái cây vùng ĐBSCL tại Tiền Giang ngày 9-5, tiến sĩ Lương Ngọc Trung Lập (Viện Cây ăn quả miền Nam) cho biết tuy chỉ có khoảng 10% trái cây VN được xuất khẩu với khoảng 40 chủng loại nhưng thị trường đã mở rộng ra 76 quốc gia.

Lãnh đạo xã Thạch Lương kiêm tra tình hình phát triển của lúa vụ đông xuân.

YBĐT - Những năm qua, Đảng bộ xã Thạch Lương (Văn Chấn) đã tập trung chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; đẩy mạnh triển khai xây dựng nông thôn mới… và phấn đấu mỗi năm giảm 7% số hộ nghèo.

Đoàn viên Nguyễn Văn Mừng đầu tư nuôi gà thịt mang lại hiệu quả kinh tế cao.

YBĐT - Những năm qua, cùng với việc vận động đoàn viên thanh niên (ĐVTN) tích cực tham gia các phong trào tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, Huyện đoàn Lục Yên đã làm tốt công tác quản lý, phát triển nguồn vốn ủy thác của Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH), tạo điều kiện cho ĐVTN vay vốn giải quyết việc làm, phát triển kinh tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục