Cầu nối đưa khoa học tới nông dân

  • Cập nhật: Thứ sáu, 24/5/2013 | 10:42:34 AM

YBĐT - Sản xuất nông nghiệp Yên Bái đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Từ một tỉnh có nền nông nghiệp lạc hậu nay đã cơ bản bảo đảm được an ninh lương thực tại chỗ, nhiều nơi còn sản xuất theo hướng hàng hóa.

Cán bộ Trạm Khuyến nông Văn Yên trao đổi với nông dân xã Đông Cuông về quá trình sinh trưởng và phát triển của sắn.
Cán bộ Trạm Khuyến nông Văn Yên trao đổi với nông dân xã Đông Cuông về quá trình sinh trưởng và phát triển của sắn.

Chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản phát triển mạnh mẽ và đang trở thành một ngành kinh tế chủ lực. Đạt được kết quả đó là có sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền và nỗ lực vượt khó của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của những cán bộ, kỹ sư thuộc Trung tâm Khuyến nông Yên Bái.

Yên Bái là một tỉnh miền núi, đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông - lâm nghiệp nhưng trình độ dân trí cũng như việc áp dụng, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế. Những năm trước đây, người dân sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính, đầu tư thâm canh gần như không có nên mỗi năm thiếu hàng chục ngàn tấn lương thực.

Trước thực trạng đó, tỉnh đã không ngừng đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn, ngành nông nghiệp, các địa phương đã vận động nhân dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Trong sản xuất cây lúa, nông dân đã đưa các giống lúa lai, lúa thuần chất lượng cao vào sản xuất; áp dụng các biện pháp thâm canh như bón phân cân đối, bón phân hợp lý cũng như áp dụng cách phòng trừ sâu bệnh. Trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, ngoài việc đưa con giống lai, giống chất lượng vào sản xuất đã vận động người dân phát triển theo hướng trang trại, chăn nuôi an toàn...

Để làm được điều đó, cả hệ thống chính trị phải vào cuộc, đặc biệt là đội ngũ khuyến nông từ tỉnh đến cơ sở đã ngày đêm cùng ăn, cùng ở, cùng làm với dân. Gần 20 năm qua, đội ngũ khuyến nông vừa vận động nhân dân, thậm chí “cầm tay chỉ việc” vừa tích cực xây dựng hàng ngàn các mô hình trình diễn để nông dân học tập và đúc rút những kinh nghiệm truyền bá kỹ thuật vào sản xuất. Dù còn nhiều khó khăn nhưng đội ngũ cán bộ khuyến nông viên vẫn thường xuyên bám bản, bám làng để đưa những kiến thức khoa học tới nông dân.

Cùng với đó, đội ngũ khuyến nông viên đã thường xuyên phối hợp với các xã tổ chức lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật tới hầu hết các hộ dân về trồng trọt, thâm canh lúa, chè, trồng cây ăn quả, chăn nuôi... rồi cùng các thôn, bản xây dựng phương án sản xuất cụ thể như đất đai thôn này thì trồng cây, nuôi con gì, bón phân sao cho vừa tiết kiệm vừa hiệu quả.

Chỉ tính riêng từ năm 2012 đến nay, toàn hệ thống khuyến nông đã mở được 2.145 lớp tập huấn kỹ thuật cho trên 64.000 lượt hộ nông dân tham gia. Các lớp tập huấn như kỹ thuật thâm canh lúa, ngô, lạc, đậu tương, thu hái chè, đốn chè, làm cây vụ đông; kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn, lợn sinh sản, nuôi trâu, bò bán công nghiệp... cùng việc xây dựng hàng chục dự án hỗ trợ nông dân, làm trên 35 mô hình trình diễn... đã giúp nhân dân học tập, làm theo. Thông qua đó, nhà nông Yên Bái hôm nay đã cơ bản biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất lâm - nông nghiệp, chăn nuôi thủy sản.

“Để đưa được các giống lúa lai vào gieo cấy ở thôn, bản vùng cao như hôm nay là cả một quá trình gian nan vì tập quán canh tác lạc hậu, sản xuất theo kinh nghiệm đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân vùng cao. Do vậy, việc đưa giống lúa lai, lúa thuần chất lượng vào sản xuất thay thế các giống địa phương là rất khó khăn. Các cán bộ khuyến nông phải lặn lội lên vùng cao "ba cùng" với đồng bào, thậm chí còn cấp không giống bà con mới làm theo” - chị Đỗ Thị Vân - Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái tâm sự.

Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, năng suất lúa đã ngày một nâng lên, nếu như năm 2000 mới chỉ đạt 80 tạ/ha/năm thì nay đã là 100 tạ/ha/năm. Sản lượng thóc đã đạt gần 200.000 tấn, ngô đạt trên 74.000 tấn, Yên Bái không chỉ bảo đảm cân đối lương thực trên địa bàn mà vùng cánh đồng Mường Lò (huyện Văn Chấn, thị xã Nghĩa Lộ), Đại - Phú - An (Văn Yên)... đã sản xuất lúa gạo làm hàng hóa.

 Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển không ngừng và đã, đang hình thành một số vùng cây công nghiệp, cây ăn quả chuyên canh với khối lượng hàng hóa lớn. Chăn nuôi thủy sản đang hồi sinh, nhất là chăn nuôi thủy đặc sản như một số loài cá da trơn, ba ba gai, góp phần xóa đói giảm nghèo trong nông nghiệp, nông thôn.

Phát huy kết quả đã đạt được, trong những năm tiếp theo, ngoài việc mở các lớp tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn nông dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái tiếp tục tìm tòi, xây dựng các mô hình trình diễn, đưa các giống cây, con mới vào khảo nghiệm để đúc kết những kinh nghiệm đưa ra diện rộng sản xuất nhằm đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả.

 Ngọc Trúc

Các tin khác
Giao thông hỗn loạn tại giao lộ Huỳnh Văn Bánh - Nguyễn Văn Trỗi, Q.Phú Nhuận, TP.HCM do sự cố mất điện chiều 22-5.

Tối 23-5, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã ra thông cáo chính thức về sự cố mất điện trên toàn hệ thống điện ở 22 tỉnh, thành từ Ninh Thuận, Bình Thuận trở vào. EVN cũng cho biết đến 16g ngày 23-5, tổng công suất nguồn điện chưa khôi phục được là 1.100 MW.

YBĐT - Sáng 23/5, đồng chí Nguyễn Xuân Cường – Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương cùng đoàn công tác đã làm việc với tỉnh Yên Bái để kiểm tra tình thực hiện Nghị quyết 28 của Bộ Chính trị về đổi mới sắp xếp lâm trường quốc doanh.

Đồng chí Dương Văn Tiến phát biểu tại buổi làm việc.

YBĐT - Sáng ngày 23/5, Huyện ủy Yên Bình đã thành lập đoàn công tác đi kiểm tra tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại thị trấn Yên Bình.

Dự thảo nghị định mới không cho phép các doanh nghiệp, cửa hàng sữa khuyến mãi đối với mặt hàng này như tặng hàng mẫu, phiếu giảm giá, giải thưởng, tính điểm cộng thưởng, giảm giá hoặc bất kỳ hình thức nào khác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục