Mỹ áp thuế chống trợ cấp tôm đông lạnh Việt Nam
- Cập nhật: Thứ tư, 14/8/2013 | 1:47:16 PM
Bộ Thương mại Mỹ ngày 13/8 đã công bố mức thuế chống trợ cấp cuối cùng đối với mặt hàng tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam và bốn nước khác là Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Ecuador.
Chế biến tôm đông lạnh tại Công ty XNK thủy sản Thanh Hoá.
|
Theo đó, mặt hàng tôm đông lạnh nhập khẩu từ Malaysia sẽ phải chịu mức thuế chống trợ cấp cao nhất là 54,5%. Mức thuế áp dụng đối với mặt hàng này nhập từ Việt Nam là 7,9%. Ba nước còn lại là Trung Quốc, Ấn Độ, Ecuador chịu các mức thuế lần lượt là 18,2%, 11,1% và 13,5%.
Theo số liệu thống kê, năm ngoái, năm nước kể trên đã xuất khẩu 208.000 tấn tôm đông lạnh, trị giá 1,7 tỷ USD vào thị trường Mỹ.
Quyết định trên còn phải được Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (ITC) thông qua thì mới có hiệu lực. Dự kiến, ITC sẽ bỏ phiếu về quyết định trên vào ngày 19/9 tới.
Theo đơn kiện của các nhà sản xuất tôm trong nước và Liên minh ngành công nghiệp tôm Vịnh Mexico, Bộ Thương mại Mỹ đã mở cuộc điều tra về trợ giá tôm xuất khẩu của 7 nước (gồm 5 nước nêu trên cùng Thái Lan và Indonesia). Tuy nhiên, hai nhà cung cấp chính là Thái Lan và Indonesia được miễn thuế nhập khẩu.
(Theo Dân Trí)
Các tin khác
Đây là hai lô sản phẩm được đóng gói bởi cùng thiết bị đã đóng gói những sản phẩm sử dụng đạm whey từ Fonterra.
YBĐT - Trong khó khăn chung của nền kinh tế, các thành phần kinh tế trong đó có kinh tế tập thể đang chịu những tác động tiêu cực. Nhiều hợp tác xã (HTX) làm ăn cầm chừng, hoạt động kém hiệu quả, thậm chí phải dừng hoạt động, đời sống xã viên bấp bênh gặp nhiều khó khăn.
YBĐT - So với một số hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp khác, HTX Đại Phác, xã Đại Phác, huyện Văn Yên (Yên Bái) có bề dày truyền thống và cơ sở vật chất tương đối khá. Tuy nhiên, đơn vị vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhất là về nguồn nhân lực, tiền vốn, đổi mới khoa học công nghệ, tư duy kinh tế thị trường...
Ngày 13-8, Bộ Tài chính cho biết vừa hoàn tất dự thảo nghị định sửa đổi về tín dụng đầu tư và xuất khẩu. Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất gia hạn thời gian vay vốn lên tối đa là 36 tháng đối với khoản vay vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.