Yên Bái nâng cao tính bền vững của công tác giảm nghèo

  • Cập nhật: Thứ năm, 26/9/2013 | 2:42:06 PM

YBĐT - 3 năm qua, công tác giảm nghèo đã nhận được sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, các chương trình, dự án được tổ chức thực hiện đã đến các đối tượng thụ hưởng, góp phần hoàn thành mục tiêu giảm nghèo của tỉnh.

Thời gian qua, Yên Bái đã chú trọng công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, góp phần tích cực vào công tác xóa nghèo của tỉnh.
Thời gian qua, Yên Bái đã chú trọng công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, góp phần tích cực vào công tác xóa nghèo của tỉnh.

Thành quả của công tác giảm nghèo trên địa bàn đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện công bằng xã hội, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi, đời sống của người dân từng bước được cải thiện.

Xóa đói giảm nghèo được xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Sau gần 3 năm thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã đạt được những kết quả bước đầu, giúp người dân cải thiện đời sống. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, khó khăn cần tháo gỡ để nâng cao tính bền vững của công tác giảm nghèo.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, những năm qua, Yên bái đã có nhiều giải pháp, chính sách được tích cực triển khai như: đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn theo chương trình, dự án, các chính sách hỗ trợ về y tế, cung cấp tín dụng ưu đãi, hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề, hướng dẫn người dân cách làm ăn.

Theo đó, hàng năm Yên Bái đã cấp gần 500 trăm nghìn thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng là trẻ em dưới 6 tuổi, người nghèo, người cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người dân tộc thiểu số sống trong vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; hàng nghìn hộ nghèo được hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở, người nghèo được tập huấn kiến thức, hỗ trợ phương tiện, vật tư phục vụ sản xuất, kinh doanh và 100% số người nghèo có nhu cầu được vay vốn với lãi suất ưu đãi...

Năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh giảm còn 29,23%, dự kiến phấn đấu đến cuối năm 2013 giảm còn 25,73%. Cùng với đó, tỉnh chú trọng triển khai chương trình hỗ trợ đầu tư cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn qua các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất.

Song song với triển khai các mô hình trình diễn, người dân còn được bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất, quản lý kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, quy trình canh tác, trồng trọt, chăn nuôi, chế biến và tiêu thụ nông sản… làm thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội miền núi.

Bên cạnh đó, từ nguồn vốn chương trình mục tiêu giảm nghèo, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các ngành liên quan, các địa phương triển khai thực hiện hiệu quả các mô hình chăn nuôi lợn nái sinh sản cho các hộ nghèo ở 12 xã thuộc 4 huyện: Yên Bình, Lục Yên, Văn Chấn, thị xã Nghĩa Lộ. Ngoài ra, chương trình còn triển khai thực hiện đồng bộ nhiều chính sách nhằm đảm bảo an sinh xã hội: hỗ trợ hộ nghèo về dân sinh và tiếp cận với các dịch vụ xã hội (y tế, cơ sở vật chất giáo dục và đào tạo, tiền điện cho hộ nghèo, dầu hỏa thắp sáng cho đồng bào dân tộc thiểu số…).

 

Nhiều hộ gia đình nghèo, cận nghèo được vay vốn ưu đãi vươn lên phát triển kinh tế, cải thiện đời sống.

3 năm qua, công tác giảm nghèo đã nhận được sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, các chương trình, dự án được tổ chức thực hiện đã đến các đối tượng thụ hưởng, góp phần hoàn thành mục tiêu giảm nghèo của tỉnh. Thành quả của công tác giảm nghèo trên địa bàn đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện công bằng xã hội, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi, đời sống của người dân từng bước được cải thiện.

Tuy nhiên, công tác giảm nghèo của Yên Bái chưa thực sự vững chắc, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo và tình trạng tái nghèo còn cao. Đối với vùng thấp, những hộ nghèo chủ yếu sống dựa vào sản xuất nông nghiệp nhưng lại thiếu hoặc không có đất canh tác cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng hộ nghèo; sản xuất hàng hoá chưa đáp ứng, thiếu tư liệu sản xuất, tạo việc làm tại chỗ còn hạn chế, giá cả thị trường tăng cao, xuất đầu tư chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Đối với vùng cao, vùng sâu, do trình độ dân trí thấp nên tiếp nhận các chương trình, dự án chưa đạt hiệu quả cao, sản phẩm nông nghiệp không có tính cạnh tranh, cán bộ còn nhiều hạn chế. Hơn thế, lao động ở nông thôn chưa có việc làm ổn định, chất lượng nguồn nhân lực, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, phát triển ngành nghề ở địa phương chưa tương xứng với tiềm năng...

Nhằm đạt được các mục tiêu giảm nghèo bền vững, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch giảm nghèo giai đoạn 2012 - 2015 huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội vào công cuộc giảm nghèo, đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của hộ nghèo, cận nghèo; hạn chế tốc độ gia tăng khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa các khu vực, các địa phương, các nhóm dân cư tiến tới xã hội hoá công tác giảm nghèo.

Theo đó, 9 nội dung, giải pháp được đề ra như: tăng cường sự lãnh chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác giảm nghèo bền vững, tiếp tục tuyên truyền công tác về giảm nghèo, giảm nghèo gắn với đào tạo nghề, tạo việc làm, hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng ưu đãi, nhân rộng các mô hình giảm nghèo, hỗ trợ người nghèo về y tế, giáo dục, nhà ở, thực hiện các hoạt động bảo trợ xã hội đối với người nghèo…

 Minh Tuấn

Các tin khác

Tôi là một cô bé vùng cao. Đã từ lâu, tôi nung nấu một ước mơ cháy bỏng, đó là được học tập và sinh sống ở dưới thành phố. Tuy tôi đã đến nơi đây nhiều lần nhưng lần này bước lên xe khách, tạm biệt quê hương, tôi có một cảm giác khác lạ.

Cán bộ Thanh tra huyện Văn Chấn trao đổi nghiệp vụ chuyên môn trong xử lý các văn bản.

YBĐT - Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, hàng năm, Thanh tra huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã chủ động tham mưu, xây dựng kế hoạch trình UBND huyện phê duyệt và tổ chức các cuộc thanh tra đột xuất theo sự chỉ đạo của ngành và UBND huyện.

Chú rùa vẫn khỏe mạnh.

Nghe tiếng chó sủa, anh Dũng chạy ra thì phát hiện “cụ rùa khủng” nằm trong sân nhà. Rất đông người dân hiếu kỳ đã kéo đến xem rùa.

Sáng 25.9, thiếu tướng Trần Văn Vệ, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội, cho biết từ tháng 10 sẽ bắt đầu thí điểm cấp mã số công dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục