Thị xã Nghĩa Lộ: Xây dựng đời sống văn hóa đạt mục tiêu phát triển chung

  • Cập nhật: Thứ ba, 5/11/2013 | 2:58:39 PM

YBĐT - Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, Đảng bộ thị xã Nghĩa Lộ đã tạo được chuyển biến về nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong toàn thị xã về vị trí, vai trò của văn hóa đối với sự phát triển của địa phương.

Phường Trung Tâm có  lợi thế là trung tâm kinh tế của thị xã với quốc lộ 32, đường Hoàng Liên Sơn chạy qua, có chợ Mường Lò với hai khu chợ A, chợ C và bến xe. Bởi vậy, số hộ kinh doanh chiếm trên 88%, kinh tế ổn định, thu nhập bình quân của phường đạt hơn 17 triệu/người/năm, nhưng nổi bật hơn là thông qua Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) phường  Trung Tâm đã kết hợp phát triển kinh tế với xây dựng đời sống văn hóa.

Ông Nguyễn Thành  Long - Phó chủ tịch phường cho biết, phường đã tập trung vào các đề án xây dựng gia đình văn hóa, phường văn hóa giai đoạn 2008 – 2010 và giai đoạn 2010 - 2012 gắn vào phát triển các mục tiêu như: phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giữ gìn an ninh trật tự, kỷ cương xã hội, an toàn giao thông, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, gắn kết tình làng nghĩa xóm, tương thân, tương ái, bảo vệ môi trường. 

Phường cũng đã tăng cường chỉ đạo khảo sát địa điểm xây dựng nhà văn hóa khu dân cư, xây dựng kế hoạch đề nghị tỉnh hỗ trợ kinh phí và huy động nội lực nhân dân đóng góp xây dựng nhà văn hóa khu dân cư. Tới nay, phường đã chỉ đạo xây dựng được 4 nhà văn hóa giá trị trên 700 triệu đồng, trong đó tỉnh hỗ trợ 120 triệu; thành lập và duy trì tốt câu lạc bộ văn nghệ người cao tuổi, Câu lạc bộ văn nghệ Hương Quê, thành lập 23  đội văn nghệ của  tổ dân phố; tạo môi trường văn hóa rộng khắp thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

Nỗ lực xây dựng làng văn hóa, trong những năm, qua phường đã có 17 tổ dân phố được công nhận tổ dân phố văn hóa, cơ quan phường được công nhận là cơ quan văn hoá; hàng năm có trên 80% gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa.

Ngoài ra, phường Trung Tâm cũng luôn coi trọng và bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống và xây dựng, phát triển những giá trị mới về văn hóa, văn học, nghệ thuật của các dân tộc thiểu số; bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc. Đi đôi với việc sử dụng ngôn ngữ, chữ viết phổ thông, thị xã cũng khuyến khích thế hệ trẻ thuộc đồng bào dân tộc thiểu số học tập, hiểu biết và sử dụng thành thạo tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình; tạo điều kiện cho các nghệ nhân tham gia vào các chương trình giao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh; vận động nhân dân duy trì và học chữ Thái cổ.

Việc sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc luôn được quan tâm; các phong tục tập quán, hát ru, sử dụng nhạc cụ dân tộc như khèn bè, pí pặp, pí tằm tặt, tính tẩu... được gìn giữ, phát huy.

Đối  với xã Nghĩa An, để thực hiện hiệu quả Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), việc đầu tiên Đảng ủy  xã  xác định đó là phải bảo tồn được hình ảnh làng bản, không gian văn hóa đặc thù người Thái bản địa. Cụ thể như bảo tồn trang phục dân tộc, công việc này được giao cho Hội Phụ nữ xã làm nòng cốt. Xã đã chú trọng khuyến khích các cháu học sinh mặc trang phục dân tộc đến trường.

Đồng thời nghề dệt thổ cẩm truyền thống cũng được chú trọng truyền lại cho lớp trẻ. Nhờ vậy, Nghĩa An hiện có rất nhiều cô gái Thái trẻ đã thông thạo dệt thổ cẩm truyền thống. Nghĩa An còn phối hợp với các cơ quan chuyên môn mở lớp dạy chữ Thái cổ cho 40 cán bộ xã và thôn bản. Xã cũng vận động các nghệ nhân truyền dạy lại 6 điệu xòe cổ và các làn điệu dân ca, dân nhạc cho thanh thiếu niên; truyền dạy cách chế biến ẩm thực đặc sản của người Thái.

Ông Hà Văn Hồng - Chủ tịch xã Nghĩa an cho biết thêm: “Hiện nay xã  đã xây dựng được các mô hình du lịch cộng đồng, góp phần xóa đói giảm nghèo, góp phần mở rộng tuyến, điểm và tăng thời gian lưu trú của khách du lịch. Các ngành, nghề thủ công, đặc sản được “đánh thức” đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số”.

Ông Triệu Quang Chiến - Phó trưởng phòng Văn hóa thị xã thì khẳng định: “Thị xã đã thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) bằng các đề án bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và cụ thể hóa thành nhiều chương trình, dự án văn hóa dân tộc gắn với vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của thị xã, thúc đẩy công cuộc xóa đói giảm nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số”.

Phát huy những kết quả đã đạt được, Đảng bộ  thị xã Nghĩa Lộ tiếp tục lồng ghép thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) với thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; gắn xây dựng văn hoá với xây dựng nông thôn mới, tạo sự đồng thuận trong nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội,xây dựng thị xã ngày càng giàu mạnh.

Nguyễn Nhật Thanh

Các tin khác

YBĐT - Với chức năng, nhiệm vụ được giao, Kho bạc Nhà nước (KBNN) Yên Bái quản lý một khối lượng lớn tiền, tài sản, hồ sơ, tài liệu bí mật Nhà nước. Đây là mục tiêu trọng điểm cần được bảo vệ an toàn tuyệt đối và đã được Liên bộ (Bộ Tài chính - Bộ Công an) quy định tại Thông tư số 40 ngày 25/07/1996.

Đường đi của bão (Ảnh: Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương)

Hồi 7h sáng 5/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 10,6 độ Vĩ Bắc; 119,7 độ Kinh Đông, trên khu vực phía bắc đảo Palawan (Philippines). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (tức là từ 50 đến 61 km một giờ), giật cấp 8, cấp 9.

Các tập thể được nhận giải thưởng KOVA.

YBĐT - Sáng 3-11, tại Hà Nội, Ủy ban Giải thưởng Kova và Tập đoàn Sơn Kova tổ chức lễ trao giải thưởng lần thứ 11 cho 136 tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc. Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Ủy ban Giải thưởng Kova dự. Tập thể Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Yên Bái với đề tài "Nghiên cứu và ứng dụng thành công phân viên nén dúi sâu dùng cho ruộng bậc thang trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của đồng bào dân tộc miền núi" đã vinh dự được nhận giải thưởng này.

Học sinh bán trú tại Trường THCS Nguyễn Du tự nấu ăn tại trường.

YBĐT - Nhờ Nhà nước đầu tư xây dựng nhà bán trú mà nhiều học sinh dân tộc thiểu số, học sinh nghèo vùng có kinh tế khó khăn của xã Minh Tiến, huyện Lục Yên (Yên Bái) có thêm cơ hội cắp sách đến trường học chữ, quyết tâm đuổi đói nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục