Chung tay ươm mầm tương lai

  • Cập nhật: Thứ tư, 6/11/2013 | 3:15:28 PM

YBĐT - Sau bốn năm thực hiện chuyển đổi một số đơn vị trường học sang mô hình trường phổ thông dân tộc bán trú đã giúp số lượng học sinh bán trú tăng nhanh, duy trì sĩ số thuận lợi, khắc phục cơ bản tình trạng học sinh nghỉ học, bỏ học.

Học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Nậm Lành đã được ở trong những căn phòng khang trang, sạch đẹp.
Học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Nậm Lành đã được ở trong những căn phòng khang trang, sạch đẹp.

Chúng tôi có dịp cùng đoàn kiểm tra của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đến thăm thầy và trò ở xã An Lương - nơi đã từng được coi là khó khăn nhất của ngành giáo dục địa phương. Chỉ cách đây ít năm, khi mùa đông về, cái rét tê tái cộng với cái đói giáp hạt nên lớp học thưa vắng học sinh là chuyện thường ngày của An Lương. Bây giờ, điều đó đã không còn. Kết thúc năm học 2012 - 2013, tỷ lệ chuyên cần của học sinh đạt trên 90%.

“Đây là điều đáng mừng đối với An Lương - một xã rất khó khăn về giao thông nông thôn, điều kiện đi lại của giáo viên, học sinh hết sức vất vả. Đoàn kiểm tra thật sự bất ngờ vì tỷ lệ chuyên cần ở đây còn cao hơn một số trường ở những xã gần trung tâm huyện” - đồng chí Nguyễn Thị Hà - Phó phòng Giáo dục và Đào tạo huyện chia sẻ.

Ba năm học gần đây, tỷ lệ chuyên cần của học sinh xã An Lương đã được duy trì với mức trên 90%, chất lượng giáo dục đại trà nhờ thế có tiến bộ rõ rệt. Tỷ lệ học sinh học lực khá, giỏi đạt gần 40%, đặc biệt là tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục theo học trung học phổ thông đã đạt trên 60%. Thầy giáo Dương Quang Lợi - Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học An Lương cho biết: “Bất kể mưa nắng hay giá rét, sau những ngày học vất vả, học sinh tiểu học dù còn đang ở tuổi ăn, tuổi ngủ nhưng vẫn về nhà dịp cuối tuần lấy lương thực, thực phẩm, củi đun... để tự nấu ăn, giặt giũ, tự lập khi sống xa nhà”.

Sau khi nhà trường chuyển đổi sang mô hình bán trú, điều kiện sinh hoạt của học sinh đã được đảm bảo, các em thích đến trường hơn, các phụ huynh cũng yên tâm cho con theo học xa nhà. Các thầy cô ngoài giờ dạy trên lớp đã trở thành người cha, người mẹ thứ hai của các em, không chỉ chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ mà còn dạy bảo những điều hay lẽ phải, cách ứng xử, kỹ năng sống.

Em Sa Nhật Lệ, học sinh lớp 5A phấn khởi: “Chúng em được các thầy, cô quan tâm, giúp đỡ rất nhiều. Vừa học vừa ở cùng nhau nên chúng em có thêm thời gian trao đổi cách học. Học thầy cô, học bạn bè nên chúng em tiến bộ rất nhanh”. Huy động học sinh ra lớp chỉ là một trong rất nhiều cố gắng mà huyện đã và đang thực hiện để nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng khó khăn.

Nói đến vùng cao, nhiều người thường nghĩ ngay đến những khó khăn, thiếu thốn trong cuộc sống của đồng bào các dân tộc. Thế nhưng đối với học sinh nơi đây, tuy khó khăn nhưng ước mơ về một ngày mai tươi sáng vẫn luôn hiện hữu. Chẳng vậy mà khi nói về hai học trò xuất sắc đạt giải cấp huyện trong kỳ thi giải Toán qua mạng năm học vừa qua, thầy giáo Bùi Văn Chinh - Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Nậm Lành đã không giấu được niềm tự hào.

Hai em Bàn Tòn Nhiết và Đặng Nguyễn Tuấn Hùng là những học sinh người dân tộc thiểu số lần đầu tiên đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện. Đó cũng không chỉ là thành công của riêng hai em, của nhà trường mà còn là cố gắng của cả ngành giáo dục cũng như của cấp ủy, chính quyền địa phương. Bên cạnh tăng cường tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của phụ huynh về việc đưa con em đến trường, chính quyền địa phương đã tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất cho các em theo học tập đạt kết quả cao.

Đồng chí Nguyễn Thị Hà - Phó phòng Giáo dục và Đào tạo huyện cho biết: “Ngành giáo dục và đào tạo Văn Chấn đã chú trọng đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, tăng dần tỷ lệ giáo viên người dân tộc, người địa phương. Ngành cũng đã thực hiện chính sách thu hút giáo viên đến làm việc ở vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa đồng thời đổi mới phương pháp giảng dạy, trong đó tập trung thực hiện hiệu quả việc dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số”.
Đặc thù của một huyện miền núi, địa hình phức tạp, nhiều thôn, bản vùng sâu, vùng xa nên công tác phát triển giáo dục của Văn Chấn từ lâu luôn gặp nhiều khó khăn. Huyện đã luôn đi đầu thực hiện các giải pháp, cơ chế ưu đãi, góp phần tạo nên môi trường học tập thuận lợi cho học sinh dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.

Năm học 2013 - 2014, Văn Chấn có 94 đơn vị trường, 1.264 nhóm lớp, trên 34.800 học sinh. Số phòng học tạm, học nhờ dần được thay thế bằng những phòng học kiên cố, khang trang với 543 phòng học kiên cố, 225 phòng học bán kiên cố.  Không chỉ tích cực đầu tư cơ sở vật chất, huy động học sinh ra lớp, ngành giáo dục và đào tạo Văn Chấn đã có những cách làm sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian, hội thi thể dục thể thao...

Qua đó giúp các em biết trân trọng, gìn giữ truyền thống văn hóa dân tộc, tạo hứng thú cho học sinh sau những giờ học trên lớp. Rất nhiều trường học trên địa bàn huyện đã chủ động phát triển mô hình trồng rau xanh, chăn nuôi để cải thiện bữa ăn cho học sinh bán trú. Sự ủng hộ của các nhà hảo tâm và các nguồn xã hội hóa giáo dục đã góp phần thúc đẩy, huy động mạnh mẽ nguồn lực đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở địa phương.

Sau bốn năm thực hiện chuyển đổi một số đơn vị trường học sang mô hình trường phổ thông dân tộc bán trú đã giúp số lượng học sinh bán trú tăng nhanh, duy trì sĩ số thuận lợi, khắc phục cơ bản tình trạng học sinh nghỉ học, bỏ học. Đây chính là yếu tố quan trọng giúp huyện hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, đặc biệt nâng tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học lớp 10 lên gần 70%.

Thanh Hà

Các tin khác
Các bác sỹ lấy máu xét nghiệm tại Công an huyện Mù Cang Chải

YBĐT - Trong các ngày từ 27/ 10 đến 6 /11, đoàn cán bộ bác sỹ Viện 198 Bộ Công an, phối hợp với Bệnh xá Công an tỉnh Yên Bái tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ chiến sỹ các phòng ban Công an tỉnh và Công an các huyện, thị, thành phố.

Đường đi và vị trí cơn bão - Ảnh : Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn TƯ

Vào hồi 10 giờ ngày 06/11, bão Haiyan có vị trí ở vào khoảng 7,5 độ Vĩ Bắc; 138,9 độ Kinh Đông, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13, giật cấp 15, cấp 16.

Vaccine Quinvaxem phòng 5 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, Hib và viêm gan siêu vi.

Sau 2 tháng Bộ Y tế quyết định tiêm trở lại vaccine 5 trong 1 Quinvaxem, đến nay đã có 13 tỉnh thành triển khai tiêm lại vaccine này, trong đó có 7 tỉnh thành phía Bắc, 3 tỉnh miền Trung và 3 tỉnh miền Nam.

Gia đình anh Lò Văn Hổng thôn Hát 1, xã Hát Lừu thu hoạch lúa mùa.

YBĐT - Niềm vui đến với những người “đứng mũi chịu sào” ở vùng cao Trạm Tấu (Yên Bái) như được nhân đôi khi năm kế hoạch này ở 11 xã vùng cao của huyện đã có 172 lá đơn thoát nghèo của 172 hộ gia đình - con số tuy chưa lớn nhưng đã khẳng định hiệu quả của công tác tuyên truyền khơi dậy ý thức thoát nghèo trong đồng bào vùng cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục