Trở lại Tà Sua

  • Cập nhật: Thứ năm, 6/2/2014 | 9:10:53 AM

YBĐT - Cái tên Tà Sua mới nghe đã cho cảm giác tới một nơi rất cao và xa xôi, hẻo lánh, nghèo nàn, khiến người chưa đến nghĩ đây là một khu vực cách biệt với xã hội hiện đại và là vùng đất khí hậu khắc nghiệt...

Xuân về bản Tà Sua.
Xuân về bản Tà Sua.

Tà Sua là tên gọi của dân bản địa bằng tiếng dân tộc Mông, dịch ra là bãi dương xỉ. Tà Sua có tên địa giới hành chính là Lùng Cúng, hiện được chia làm hai bản là Phình Ngài và Lùng Cúng thuộc xã Nậm Có (Mù Cang Chải). Từ trung tâm xã Nậm Có phải mất hơn một tiếng đồng hồ xe máy leo dốc trên con đường rộng chừng một mét mới lên tới đỉnh đèo Háng Tồng - là một đỉnh đèo nằm trên dãy Hoàng Liên, có độ cao ngang với đèo Khau Phạ thì chớm đường hạ dốc dẫn về Tà Sua. Đấy là trời nắng còn đi được xe máy, còn trời mưa thì cứ phải nửa ngày đi bộ. Vùng cao trong cái lạnh se sắt nhưng cái lạnh ấy còn ghê hơn nhiều khi càng lên cao thì đôi chân càng mất dần cảm giác.

Chạm tới đỉnh đèo, cái lạnh ấy như gai đâm xuyên qua bàn chân, hoàn toàn mất cảm giác. Vượt qua đèo, con đường thoai thoải dẫn về bản, hai bên đường rực trắng hoa táo mèo, hoa đào rừng, hoa mận, hoa tớ zảy cùng các loài hoa dại khiến phong cảnh thiên nhiên nên thơ, hữu tình. Từ đỉnh đèo mất gần một tiếng nữa đi xe máy mới đến bản ở Tà Sua, dọc hai bên đường thưa thớt những ngôi nhà thấp lè tè của người Mông.

Do Tà Sua bị cô lập giữa một lòng chảo vây bọc bởi một đỉnh của dãy Hoàng Liên Sơn, bao quanh là các vách núi dựng đứng nên Tà Sua được gọi là bản “5 không”: không đường, không trường, không trạm, không điện và không sóng. Nói “không trường” cũng không hẳn vì hai, ba năm trở lại đây được Đảng, Nhà nước quan tâm, Tà Sua đã mở điểm trường tiểu học, có thầy giáo  miền xuôi lên dạy chữ song do điều kiện đi lại quá khó khăn, cách trở, dân bản thì thưa thớt và việc đi học còn rất mới trong tiềm thức của nhân dân nên sự học của con em vẫn chưa được quan tâm sát sao, chất lượng học và tỷ lệ chuyên cần còn rất thấp.

Đồng bào Tà Sua chở tấm lợp được hỗ trợ về dựng nhà mới.

Cũng vì sự cách biệt này nên cuộc sống của người dân trăm bề khó khăn, nhất là khi trong bản có người bị ốm đau thì hầu như đều phải tự chữa bằng phương pháp cổ truyền và thuốc nam là chính, ít khi đến trạm y tế xã. Cả hai bản ở Tà Sua có hơn 140 nóc nhà với trên 700 khẩu nhưng số người học hết THCS, THPT chỉ đếm trên đầu ngón tay; 90% người già, trẻ em và phụ nữ không biết tiếng phổ thông; lương thực, thực phẩm để sinh hoạt hàng ngày thì trừ muối và mì chính còn lại gần như 100% tự cung tự cấp...

Song cái tên Tà Sua trong quá khứ gợi nhiều điều đến người nghe. Ở độ cao trên 1.000m so với mực nước biển nên Tà Sua được thiên nhiên ban tặng cho vùng khí hậu và thổ nhưỡng mát mẻ quanh năm, phù hợp cho loài cây anh túc (thuốc phiện) phát triển nên Tà Sua đã từng là thủ phủ” của cây anh túc vào thời thuộc Pháp, từng là một địa điểm Pháp đóng quân để khai thác, thu hái nhựa cây này. Khi đó, khắp Tà Sua đâu đâu cũng trồng loài cây mà người Pháp gọi là “thuốc an thần”, trường sinh bất lão. Những năm 80 của thế kỷ trước, trên 80% đàn ông từ 30 tuổi trở lên đều nghiện loài “thảo dược an thần” này.

Lúc bấy giờ người ta coi việc sử dụng thuốc phiện như mời nhau chén nước, khi khách đến nhà, để bắt đầu câu chuyện là mời nhau làm một “bi” . Ấy vậy mà sau khi Đảng, Nhà nước phát động chiến dịch triệt phá cây thuốc phiện, nhân dân ở Tà Sua đã đồng lòng thực hiện tốt phong trào “3 không” (không trồng, không hút, không tàng trữ, buôn bán).

Hiện nay, ở hai bản này chỉ còn duy nhất 5 cụ trên 80 tuổi hút, còn lại già trẻ, trung niên đều chăm chỉ lao động, sản xuất. Những thung lũng cây anh túc năm xưa giờ đổi thành trên 400 ha sơn tra tươi tốt.Sơn tra Tà Sua được thương lái đánh giá là chất lượng nhất, nhì ở Mù Cang Chải,mùa quả chín một màu vàng trải khắp sườn đồi, góp phần đuổi cái đói, cái nghèo. Dẫu còn nhiều khó khăn nhưng nhờ có sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương, cuộc sống của đồng bào Tà Sua ngày hôm nay đã đổi thay nhiều, cái đói, cái nghèo lùi dần từng năm, đời sống kinh tế, văn hoá, tinh thần cũng đã dần nâng lên.

Tà Sua hôm nay đang gieo mầm sự sống mới.

Tráng A Mua 

Các tin khác
Lực lượng cảnh sát giao thông kiểm tra giấy tờ người tham gia giao thông đảm bảo đúng quy trình.

YBĐT - Nhờ thực hiện nghiêm túc chương trình hành động nên trong hai năm 2012 và 2013, Công an tỉnh đã có nhiều tập thể, cá nhân lập công xuất sắc, nhiều gương sáng tận tụy trong công việc, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân được Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, Bộ Công an… tặng thưởng.

Những nỗ lực trong hoạt động chuyên môn của công đoàn các cấp góp phần quan trọng đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động. Ảnh: Công nhân Công ty cổ phần chế biến lâm sản Hoàng Lâm Yên Bái kiểm tra chất lượng sản phẩm.

YBĐT - Năm 2013, nền kinh tế cả nước và của tỉnh gặp nhiều khó khăn, thách thức ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; đời sống, việc làm, thu nhập của công nhân lao động (CNLĐ), nhất là CNLĐ ở các doanh nghiệp nên hoạt động công đoàn cũng chịu sự tác động lớn.

Các nghệ sĩ Đoàn nghệ thuật tỉnh biểu diễn văn nghệ “Mừng Đảng quang vinh, mừng xuân Giáp Ngọ 2014”.

YBĐT - Để các hoạt động văn hóa văn nghệ mừng xuân thực sự vui tươi, sôi động cũng như mới mẻ, phù hợp với mọi tầng lớp nhân dân là điều mà các cơ quan chuyên môn, các địa phương luôn hướng tới.

Viếng Lăng Bác.

Trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014 và kỷ niệm 84 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2014), đông đảo các tầng lớp nhân dân trong cả nước và du khách nước ngoài đã đến Quảng trường Ba Đình lịch sử, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục