Trào lưu cho con "đọc thông, viết thạo"

  • Cập nhật: Thứ ba, 6/5/2014 | 8:55:07 AM

YBĐT - Còn hơn một tháng nữa, các bé lớp mẫu giáo 5 tuổi mới "tốt nghiệp" trường mầm non để chuẩn bị vào lớp 1, vậy nhưng thời điểm này, nhiều bậc phụ huynh đã lo lắng tìm thầy "luyện chữ" cho con và có những bé đã tham gia vào các lớp luyện chữ, học toán từ cách đây nhiều tháng.

Các bé lớp mẫu giáo 5 tuổi Trường Mầm non thực hành (thành phố Yên Bái) trong giờ tập vẽ.
Các bé lớp mẫu giáo 5 tuổi Trường Mầm non thực hành (thành phố Yên Bái) trong giờ tập vẽ.

Chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 là điều cần thiết bởi từ mầm non sang lớp 1 là một bước chuyển lớn đối với các bé. Hầu hết các bé đều bỡ ngỡ và có thể gặp phải không ít khó khăn lúc mới vào lớp 1 do đang quen  với việc được chăm sóc, vui chơi, nay phải chuyển sang môi trường mới với hoạt động học tập là chính…

Theo khoa học nghiên cứu, trẻ dưới 6 tuổi cơ tay còn yếu, khi cầm bút chỉ viết được những nét sổ, nghiêng, cong vì thế chỉ nên cho trẻ tô theo những nét có sẵn, tập điều khiển cơ tay để dần học viết nét chữ, không nên cho trẻ học viết sớm vì dễ cầm bút tùy tiện, sai tư thế. Việc phải ngồi nhiều tập viết, làm toán cũng sẽ khiến trẻ căng thăng, mệt mỏi, cảm thấy bị áp lực. Vì thế, điều cần thiết chuẩn bị cho bé vào lớp 1 là sức khỏe, tâm lý, nhận thức, các kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ, kỹ năng giao tiếp với bạn… để các bé có hứng thú và đảm bảo được việc học.

Thay vì việc không được học "lớp 36 buổi" trong dịp hè như trước đây tại các trường tiểu học, hiện nhiều phụ huynh đã tự bố trí địa điểm và mời các thầy cô đến nhà dạy cho con.

Những điều này hầu hết các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh cũng đã tìm hiểu và biết, song vì tâm lý lo con mình không bằng chúng bạn, nhiều thầy cô vì lợi ích vật chất cao hơn mục tiêu giáo dục nên đã sẵn sàng đáp ứng theo yêu cầu của phụ huynh học sinh. Thay vì việc không được học "lớp 36 buổi" trong dịp hè như trước đây tại các trường tiểu học, hiện nhiều phụ huynh đã tự bố trí địa điểm và mời các thầy cô đến nhà dạy cho con.

Trào lưu cho con "đọc thông, viết thạo" trước khi vào lớp 1 đã "nở rộ" tại nhiều thành phố, thị xã, thị trấn trong những năm gần đây. Trong suy nghĩ của nhiều phụ huynh, việc cho con học trước, biết trước sẽ là lợi thế khi con vào lớp 1.

Chị Nguyễn Thị Hà, phường Nguyễn Thái Học (thành phố Yên Bái) chia sẻ: "Tôi không thể không cho cháu đi học thêm trước khi vào lớp 1, bởi hầu hết các bạn lớp cháu đều đã tham gia hoặc đăng ký vào các lớp học. Tôi cũng nghe nói, nếu khi vào học chính thức mà con mình chưa có chút "kinh nghiệm" gì trong việc đọc, viết thì các thầy cô cũng không thích vì phải vất vả hơn cho họ".

Từ những suy nghĩ và băn khoăn của nhiều phụ huynh học sinh, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với những người công tác trong ngành giáo dục, mà trực tiếp là các thầy cô giáo đã có nhiều năm kinh nghiệm làm công tác giảng dạy tại cấp học tiểu học thì được biết, việc cho trẻ đi học chữ trước khi vào lớp 1 là không cần thiết, bởi sau khi kết thúc khâu tuyển sinh, các trường cũng sẽ tổ chức cho học sinh làm quen với trường lớp và cũng sẽ ôn luyện lại các kỹ năng về cầm bút, tư thế ngồi để khi bước vào năm học các em sẽ không còn bỡ ngỡ.

Một cô giáo chia sẻ: "Nếu ngay từ lớp 1 mà trẻ đã có tính chủ quan thì sẽ rất nguy hiểm. Thực tế ở trường cho thấy, có thể giai đoạn đầu những trẻ học chữ trước có lợi thế nhưng về sau lại bị đuối không theo kịp bởi trước đó các em đã có thói quen mất tập trung và khi vốn kiến thức học trước đã hết thì lại không thể bắt kịp với những bạn chăm chú từ đầu năm học".

Một cô giáo khác cũng cho rằng, các bậc phụ huynh cần phải sáng suốt để nhìn nhận một thực tế đã có không ít trẻ em ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa không có điều kiện học tập như trẻ em thành phố và đặc biệt không có chuyện học chữ trước, nhưng các em vẫn phát triển bình thường và học tập tốt.

Chị Đặng Thị Ngọc Mai, phường Hồng Hà (thành phố Yên Bái) -  hiện có hai con đang học cấp THCS và THPT tâm sự: "Kinh nghiệm của tôi và cũng là của nhiều phụ huynh khác có con đã trải qua giai đoạn này là các bậc phụ huynh hãy chuẩn bị tâm lý vững vàng cho trẻ, tạo cơ hội cho trẻ nhận thức về bản thân, hãy để trẻ làm những việc trong khả năng của mình và tạo điều kiện cho trẻ được chơi với bạn ở nơi ở, không nên giải quyết thay trẻ trong mối quan hệ với với bạn và cũng không áp đặt sở thích, suy nghĩ của mình trên trẻ. Có thể cho trẻ làm quen với cặp sách, đồ dùng học tập, dẫn trẻ đến trường lớp mới vài lần trước khi đi học thực. Khi trẻ bắt đầu đi học, sau mỗi buổi, bố mẹ nên hỏi chuyện con về bạn bè, thầy cô, xem bé thích hay không thích gì nhất ở trường để biết cách giúp trẻ hào hứng tới lớp, qua đó sẽ dần khắc phục được những khó khăn và giúp trẻ tự tin hơn trong việc học".

Hồng Oanh

Các tin khác

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư, khối không khí lạnh ở các tỉnh miền bắc đã suy yếu dần, mưa ở Bắc Bộ giảm còn vài nơi. Từ ngày mai (7-5) vùng thấp phía tây có xu hướng phát triển trở lại, Bắc Bộ có mưa ở một vài nơi về đêm và sáng, trong ngày trời có nắng và nhiệt độ tăng dần.

Bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai.

Theo thống kê từ Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), ngày 5/5, cả nước ghi nhận thêm 55 trường hợp mắc sởi.

Ảnh minh họa.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý để Bộ GD-ĐT rút Đề án xây dựng, triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015 ra khỏi Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII.

YBĐT - Đoàn công tác của Sở Y tế, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái và các bác sỹ Bệnh viện Phụ sản Trung ương vừa có buổi làm việc với Ban Chỉ đạo "Nhân rộng mô hình chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh liên tục từ gia đình đến bệnh viện" tại huyện Trạm Tấu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục