Đa dạng hóa các nguồn lực cho giảm nghèo bền vững

  • Cập nhật: Thứ hai, 22/12/2014 | 2:41:48 PM

YBĐT - Nhờ xây dựng những giải pháp cụ thể, đa dạng hóa các nguồn lực, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho các địa bàn nghèo, đồng bào nghèo nên những năm qua, người nghèo tỉnh Yên Bái được tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận các chính sách trợ giúp của Nhà nước, cơ sở hạ tầng nông thôn được tăng cường, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, đời sống từng bước được cải thiện.

Trong 3 năm (2012 - 2014), tổng nguồn lực huy động cho chương trình giảm nghèo của tỉnh đạt 5.186.875 triệu đồng, bằng 109,71% kế hoạch, góp phần tăng cường cơ sở hạ tầng nông thôn.
(Ảnh: Minh Tuấn)
Trong 3 năm (2012 - 2014), tổng nguồn lực huy động cho chương trình giảm nghèo của tỉnh đạt 5.186.875 triệu đồng, bằng 109,71% kế hoạch, góp phần tăng cường cơ sở hạ tầng nông thôn. (Ảnh: Minh Tuấn)

Theo thống kê, năm 2014, toàn tỉnh còn 40.899 hộ nghèo, chiếm 20,56%, giảm 4,82% hộ nghèo (8.631 hộ) so với năm 2013, vượt 0,82% so với kế hoạch; còn 18.085 hộ cận nghèo, chiếm 9,09%. Có được kết quả này là do các cấp, các ngành, các địa phương trong toàn tỉnh nỗ lực phối hợp chặt chẽ trong cụ thể hóa các chính sách trong Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo, Chương trình 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ, đặc biệt là Đề án Giảm nghèo giai đoạn 2012 - 2015 trên địa bàn của tỉnh Yên Bái.

Trong 3 năm (2012 - 2014), tổng nguồn lực huy động cho chương trình giảm nghèo của tỉnh đạt 5.186.875 triệu đồng, bằng 109,71% kế hoạch. Trong đó: ngân sách Trung ương 2.490.599 triệu đồng, chiếm 48,02%; ngân sách địa phương 348.635 triệu đồng, chiếm 6,72%; ngân hàng chính sách xã hội 1.720.000 triệu đồng, chiếm 33,16%; các nguồn vốn huy động từ cộng đồng, vốn doanh nghiệp, vốn ngoài nước… 627.680 triệu đồng, chiếm 12,10%.

Ngoài chính sách chung của Nhà nước, Yên Bái còn triển khai các chính sách đặc thù để thực hiện công tác giảm nghèo như: hỗ trợ phát triển nông - lâm nghiệp, thủy sản vùng đặc biệt khó khăn và vùng sản xuất hàng hóa; hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội áp dụng với các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn (ĐBKK) của tỉnh, giai đoạn 2011 - 2015 ngoài huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải.

Theo đó, tỉnh đã dành 60.000 triệu đồng để hỗ trợ sản xuất nông, lâm nghiệp, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, giáo dục - đào tạo… từng bước đáp ứng cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn thiết yếu, bảo đảm cho người dân sinh sống trên địa bàn các xã, thôn, bản ĐBKK được thụ hưởng các công trình phúc lợi công cộng.

Qua điều tra, rà soát, năm 2014, thành phố Yên Bái còn 2,53% hộ nghèo, 1,08% hộ cận nghèo;
huyện Yên Bình 14,10% hộ nghèo, 10,14% hộ cận nghèo; huyện Trấn Yên 16,63% hộ nghèo, 10,16% hộ cận nghèo; huyện Văn Yên 22,04% hộ nghèo, 8,41% hộ cận nghèo; huyện Văn Chấn 25,42% hộ nghèo, 9,89% hộ cận nghèo; thị xã Nghĩa Lộ 13,40% hộ nghèo, 6,55% hộ cận nghèo; huyện Lục Yên 22,46% hộ nghèo, 15,85% hộ cận nghèo; huyện Trạm Tấu 56,27% hộ nghèo, 8,26% hộ cận nghèo
và huyện Mù Cang Chải 56,55% hộ nghèo, 9,94% hộ cận nghèo.
 
Cùng với đó, các huyện, thị xã, thành phố đã chủ động xây dựng kế hoạch giảm nghèo hàng năm, kế hoạch thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới; tổ chức các hoạt động truyền thông, đối thoại chính sách với người nghèo; tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở; thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo tại địa bàn. Đặc biệt là đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức huy động nguồn lực cho mục tiêu giảm nghèo như ngân sách Nhà nước, vốn vay ngân hàng chính sách, vận động các doanh nghiệp hỗ trợ các xã nghèo và huyện nghèo, huy động sự đóng góp của người dân xây dựng nông thôn mới, đầu tư phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Để những đồng vốn cho giảm nghèo phát huy hiệu quả, các dự án giảm nghèo trên địa bàn đã được triển khai đúng mục tiêu, đúng đối tượng, bảo đảm tiến độ và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Các chính sách về an sinh xã hội được triển khai kịp thời, đúng đối tượng, không bỏ sót đối tượng. 3 năm qua, thực hiện chính sách đào tạo nghề, Yên Bái đã có trên 31 ngàn lao động nông thôn được đào tạo nghề, trong đó có khoảng 30% lao động thuộc hộ nghèo.

Qua đó, người lao động sau khi được đào tạo nghề đã được tiếp cận các kỹ thuật mới trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, thủy sản và tiểu thủ công nghiệp, sửa chữa điện dân dụng, xây dựng… Với chính sách hỗ trợ nhà ở, đã huy động 102.460 triệu đồng hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ khó khăn về nhà ở trên địa bàn toàn tỉnh. Đã có 2.558 hộ gia đình được hỗ trợ về nhà ở, trong đó: 779 hộ nghèo, 1.126 hộ thuộc diện người có công, 334 hộ cựu chiến binh, 319 nhà “Đại đoàn kết”.

Chính sách tín dụng ưu đãi, doanh số cho vay trong 3 năm là 1.118.959 triệu đồng. Thông qua hệ thống ngân hàng chính sách xã hội đã có 26.441 lượt hộ nghèo, 3.200 lượt hộ cận nghèo được xét duyệt cho vay vốn phát triển sản xuất với mức vay bình quân của hộ nghèo đạt 20,9 triệu đồng, hộ cận nghèo đạt 26,9 triệu đồng.

Ngoài chương trình cho vay hộ nghèo, cận nghèo, các nguồn vốn khác như cho vay học sinh, sinh viên, hộ sản xuất, kinh doanh vùng ĐBKK, hộ đồng bào dân tộc thiểu số vùng ĐBKK… cũng được triển khai đồng bộ. Các chính hỗ trợ về y tế, hỗ trợ học sinh nghèo về giáo dục - đào tạo, hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn, hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hỗ trợ đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số… đã góp phần giúp người nghèo từng bước cải thiện đời sống.

Có giải pháp đồng bộ, huy động và phát huy hiệu quả các nguồn lực, có sự phân công trách nhiệm rõ ràng với các cấp, các ngành, cơ quan theo dõi, giúp đỡ xã, thôn, bản nghèo… đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nhất là địa bàn vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Đặc biệt, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt, chấm dứt tình trạng đói kinh niên, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn.

Thành Trung

Các tin khác

YBĐT - Cùng với lực lượng vũ trang (LLVT) trong cả nước, 70 năm qua, phát huy truyền thống “bộ đội Cụ Hồ”, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Yên Bình đã tập trung lãnh đạo LLVT, hoàn thành tốt nhiệm vụ, chấp hành nghiêm chế độ sẵn sàng chiến đấu, củng cố xây dựng lực lượng và tổ chức huấn luyện, luyện tập, diễn tập theo kế hoạch. Đặc biệt, công tác tuyển quân, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho các đối tượng và xây dựng cơ sở chính trị đạt kết quả tốt, được cấp ủy chính quyền địa phương đánh giá cao.

Huấn luyện võ thuật ở Đại đội Trinh sát Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh (C20).

YBĐT - Nhằm xây dựng lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh Yên Bái mạnh toàn diện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ), Đảng ủy Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị cơ sở, triển khai nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị của cấp trên về công tác huấn luyện; xây dựng nghị quyết chuyên đề về lãnh đạo công tác huấn luyện chiến đấu; tăng cường công tác giáo dục chính trị, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức cho cán bộ, chiến sỹ và đẩy mạnh phong trào thi đua "Huấn luyện giỏi, đoàn kết tốt, kỷ luật nghiêm, SSCĐ cao".

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường.

Luật Hộ tịch có thể coi là cuộc "cách mạng” trong công tác đăng ký, quản lý hộ tịch nói riêng và quản lý dân cư nói chung. Đây là đánh giá của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường trong Chương trình “Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời” tối 21/12.

Trời tiếp tục rét buốt về đêm và sáng, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá và sương muối. Ở các tỉnh ven biển Trung Trung Bộ có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục