Hội Phụ nữ xã Lâm Giang: Giúp nhau phát triển kinh tế

  • Cập nhật: Thứ hai, 5/9/2016 | 8:39:21 AM

YBĐT - Để từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các hội viên, những năm qua, Hội Phụ nữ xã Lâm Giang (Văn Yên) đã quan tâm tuyên truyền, vận động các hội viên tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ và giúp nhau kinh nghiệm, kỹ thuật để cùng đẩy mạnh phát triển kinh tế gia đình, vươn lên xóa đói giảm nghèo.

Mô hình nuôi ong của hội viên Nguyễn Thị Thủy ở Chi hội thôn 10.
Mô hình nuôi ong của hội viên Nguyễn Thị Thủy ở Chi hội thôn 10.

Trong lao động, sản xuất, Hội đã làm tốt vai trò chủ đạo cùng phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền, vận động nhân dân nói chung và hội viên phụ nữ nói riêng thực hiện việc canh tác bền vững trên đất dốc để nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng cũng như bảo vệ môi trường. Đến nay, Hội đã có 13/18 chi hội tham gia thực hiện tốt các biện pháp canh tác bền vững trên đất dốc như các mô hình trồng băng cây cốt khí ở các chi hội 6, 13, 18..., chuyển đổi trồng cây lâu năm ở các chi hội khác và qua đó xuất hiện nhiều mô hình kinh tế đồi rừng.

Hội viên Triệu Thị Đài - Chi hội trưởng Chi hội thôn 10 cho biết: “Trước đây, tôi cũng trồng sắn nhiều nhưng qua nhiều vụ, đất bị xói mòn, bạc màu, năng suất thấp nên tôi chuyển dần các diện tích sang trồng quế, bồ đề với trên 3 ha. Có thời gian, tôi chăn nuôi thêm lợn, gà vừa để bán vừa cải thiện cuộc sống gia đình. Ở Chi hội thôn 10, hiện nay có vài chục hội viên có mô hình kinh tế đồi rừng, chăn nuôi cho thu nhập ổn định như các chị Trương Thị Lan, Nguyễn Thị Thủy...”.

Hội còn bám sát các hội viên, tùy theo điều kiện của từng gia đình hội viên mà tư vấn, gợi ý cho các mô hình kinh tế phù hợp, khai thác tối ưu tiềm năng, đem lại hiệu quả cao nhất. Trong đó, những hội viên có nhiều đất soi bãi, Hội vận động tăng diện tích trồng cây rau màu vụ đông; hội viên lợi thế khu vực nhiều cây ăn quả thì nuôi ong lấy mật; hội viên gần đường thuận tiện vận chuyển thì phát triển chăn nuôi lợn và làm dịch vụ tổng hợp...

Hội viên Nguyễn Thị Thủy ở Chi hội thôn 10 phấn khởi chia sẻ: “Gia đình ở khu trung tâm, xung quanh dân làng có nhiều cây ăn quả như: nhãn, vải, bưởi... nên ngoài những công việc thường ngày thì tranh thủ thời gian nuôi thêm trên 50 tổ ong. Bình quân mỗi năm cũng thu về trên 50 triệu đồng từ bán mật ong”.

Ngoài ra, nhiều hội viên cũng làm dịch vụ buôn bán, vươn lên khấm khá, điển hình như hội viên Ngô Thị Thế. Chị Thế cho hay: “Tôi vốn là người thích buôn bán. Chục năm về trước, gia đình khó khăn, không có vốn nên tôi bán hàng rong đi khắp nơi, chạy theo các phiên chợ ở các địa phương dọc tuyến đường sắt Yên Bái - Lào Cai, kiếm từng đồng bạc lẻ. Khi đã có vốn nhiều hơn một chút, tôi đi nhập hàng ở Lào Cai về bán đổ ở Hà Nội theo nhu cầu thị trường và ngược lại. Thuận lợi có nhưng rủi ro cũng không ít nên lãi lời chẳng được bao nhiêu. Vài năm trở lại đây, với số vốn gia đình tích cóp và được sự quan tâm của Hội Phụ nữ xã tạo điều kiện cho vay thêm ít vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội, tôi đầu tư mở dịch vụ bán hàng tạp hóa ở nhà”. Vốn là người có kinh nghiệm trong buôn bán nên công việc kinh doanh của chị ngày một phát triển. Hiện nay, chị đã có nhà cửa khang trang, mở thêm dịch vụ ăn uống.

Đặc biệt, Hội còn nhận ủy thác vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện với tổng dư nợ trên 6 tỷ đồng, chưa kể vốn từ các nguồn tín dụng khác cho gần 200 hội viên vay phát triển kinh tế. Nhờ đẩy mạnh phát triển các mô hình sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh dịch vụ tổng hợp, hiện nay, Hội đã có 17 mô hình kinh tế cho thu nhập từ 50 đến 70 triệu đồng/năm, 13 mô hình cho thu nhập từ 70 đến 100 triệu đồng/năm và gần 10 mô hình cho thu nhập từ 150 triệu đồng trở lên/năm.

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuất, chăn nuôi cho các hội viên, hàng năm, Hội Phụ nữ xã Lâm Giang còn chủ động phối hợp với cơ quan khuyến nông huyện và các ngành có liên quan tổ chức 4 đến 6 buổi tập huấn về chuyển giao khoa học kỹ thuật cho từ 200 lượt hội viên trở lên tham gia học tập, nâng cao trình độ.

Châu Á

Các tin khác
Đoàn viên thanh niên huyện Trạm Tấu khắc phục sạt lở đất, thông đường trước ngày khai giảng năm học mới.

YBĐT - Tháng 8, phía sau những cơn mưa như trút nước của hoàn lưu bão là sự tận tâm của các thầy cô giáo vùng cao trước thềm năm học mới. Bận rộn tu sửa cơ sở vật chất, đưa học sinh vào nề nếp, nấu ăn cho học trò, vận động học sinh ra lớp nhưng trên môi luôn thường trực nụ cười như tỏa nắng. Họ đang thắp sáng phẩm chất nhà giáo tất cả vì học sinh thân yêu trên non cao Trạm Tấu.

Rước ảnh Bác trong ngày khai giảng ở Trường Tiểu học Nguyễn Thái Học (thành phố Yên Bái). (Ảnh: Tư liệu)

YBĐT - Ngày khai giảng luôn gắn liền với sự háo hức, mong chờ của học sinh và luôn để lại những cảm xúc bồi hồi trong lòng các cô cậu học trò. Đặc biệt, từ khi lễ khai giảng hàng năm được tổ chức đồng loạt theo hướng ngắn gọn vui tươi, giảm phần lễ tăng phần hội. Ngày khai giảng không chỉ được học sinh mà cả phụ huynh trên địa bàn tỉnh rất mong chờ.

Học sinh hân hoan trong ngày khai giảng

Năm học mới bắt đầu, nhiều bậc phụ huynh lại lo lắng về tình trạng lạm thu, là việc dạy thêm học thêm tràn lan…

Đông đảo người dân cả nước về thủ đô vào Lăng viếng Bác ngày Quốc khánh.

Sáng 2/9, trong niềm vui mừng ngày Tết Độc lập, hàng nghìn người dân từ khắp mọi miền Tổ quốc xếp hàng dài vào Lăng viếng Bác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục