Sẽ có lộ trình thí điểm xóa bỏ công chức, viên chức giáo viên

  • Cập nhật: Thứ sáu, 26/5/2017 | 2:00:29 PM

Những ngày qua, thông tin về việc thí điểm bỏ công chức, viên chức giáo viên đã nhận được nhiều luồng ý kiến từ dư luận. Chia sẻ về chủ trương này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục- Đào tạo (GD&ĐT) Phùng Xuân Nhạ khẳng định mục đích nhằm coi trọng năng lực, trình độ, tạo ra một thị trường lao động thực sự, trong đó chất lượng là thước đo hàng đầu. Tuy vậy, việc này vẫn đang trong giai đoạn xem xét, tính toán của ngành giáo dục.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho hay, thời gian qua, chúng ta bàn nhiều đến tự chủ giáo dục đại học mà chưa đề cập sâu tới tự chủ đối với giáo dục phổ thông. Đây là băn khoăn của ngành. Chính vì vậy, khi xây dựng nghị định tự chủ các đơn vị sự nghiệp công lập ngành giáo dục, Bộ GD&ĐT đã phải tách thành hai, một nghị định cho giáo dục đại học và một nghị định dành cho giáo dục phổ thông.

Đối với các cơ sở giáo dục phổ thông, Bộ GD&ĐT chưa đề cập tới vấn đề tự chủ tài chính vì vấn đề này còn phải bàn thêm. Ở đây, tự chủ chính là phân cấp, phân quyền cho các cơ sở giáo dục, bao gồm tự chủ về nhiệm vụ và tự chủ về nhân sự.

Về nhiệm vụ, các trường đã được phân quyền rồi nhưng thực tế sự chủ động vẫn chưa nhiều. Nếu như không phân cấp cho các trường mạnh hơn nữa thì vai trò chủ động của các nhà trường và tính linh hoạt của các thầy cô giáo chắc chắn sẽ mờ nhạt và khó tránh khỏi việc các cấp quản lý như sở, phòng sẽ can thiệp vào nhiệm vụ chuyên môn cũng như nhiều hoạt động khác của trường.

Về tổ chức bộ máy và nhân sự, đây là vấn đề “thiếu” tự chủ nhất hiện nay ở các nhà trường. Rõ ràng, các trường mới là nơi có nhu cầu tuyển dụng, biết rõ số lượng giáo viên thừa thiếu ra sao nhưng lại bị động trong khâu tuyển dụng giáo viên. Việc tuyển dụng thường do UBND huyện hay do các sở đảm nhiệm theo kế hoạch biên chế chung, thậm chí tuyển gộp rồi phân về cho các trường, dẫn đến hiện tượng vênh về chuyên môn, thừa thiếu cục bộ, gây ra khó khăn cho các trường.

“Để nâng cao chất lượng giáo dục phải bắt đầu từ đội ngũ giáo viên, muốn thu hút và giữ chân được giáo viên giỏi cần có chế độ đãi ngộ lớn. Nếu chúng ta cứ giữ mãi định biên như hiện nay sẽ khó tạo ra được động lực cho những người tâm huyết và lâu dài khó tạo được “đột phá” cho quá trình đổi mới giáo dục. Đã tới lúc phải đẩy mạnh tiến trình cho các trường tự chủ trong việc tuyển dụng giáo viên, đánh giá cán bộ, và tiến tới thí điểm chế độ hợp đồng lao động đối với giáo viên”- Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ bày tỏ.

Bộ trưởng cho rằng, mọi thay đổi hay đổi mới của ngành đều phải hướng tới mục đích tốt hơn hiện tại. Vấn đề sâu xa chúng ta đang giải quyết là thu nhập, môi trường làm việc, tạo động lực tinh thần cho giáo viên để họ thấy lao động của mình được coi trọng xứng đáng.

“Để xóa bỏ được quan niệm về biên chế với sự ổn định lâu dài trong đội ngũ giáo viên không phải việc có thể làm được ngay. Nhưng tạo ra một lối suy nghĩ khác - coi năng lực, trình độ là yếu tố quan trọng nhất, tự tin vào năng lực làm việc để khẳng định dù không dạy ở trường này có thể dạy ở trường khác, tạo ra một thị trường lao động thực sự, trong đó chất lượng là thước đo hàng đầu, năng lực của người giáo viên được thể hiện qua thu nhập - là việc cần phải làm” – Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.

Bộ trưởng cũng cho hay, ban đầu sự thay đổi này sẽ có tác động nhiều chiều đến đội ngũ giáo viên, sẽ có người đồng thuận, sẽ có người băn khoăn, thậm chí là phản đối, nhưng về lâu dài việc chuyển sang chế độ hợp đồng đối với giáo viên là cần thiết để từng bước cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng đội ngũ gắn liền với quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục.

Đây là vấn đề có thể tác động đến hơn một triệu thầy cô giáo, vì vậy, Bộ GD&ĐT sẽ nghiên cứu kỹ, từng bước thí điểm để có lộ trình hài hòa chứ không phải cùng một lúc toàn ngành giáo dục chuyển từ công chức, viên chức sang chế độ hợp đồng. Những nơi nào có điều kiện thì thí điểm. Chẳng hạn như một số trường phổ thông có thương hiệu, điều kiện thì cho họ thí điểm từng bước một, sau đó rút kinh nghiệm rồi mới nhân rộng ra. Việc này vẫn đang trong giai đoạn xem xét, tính toán của ngành Giáo dục.

(Theo dangcongsan.vn)

Các tin khác
Gia đình hạnh phúc của ca sĩ Mỹ Linh - nhạc sĩ Anh Quân (Ảnh minh họa).

Nhân Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 và Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình năm 2017, nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật…. sẽ diễn ra tại Hà Nội và nhiều tỉnh, thành.

Đoàn viên công đoàn xã Phúc An thường xuyên tham gia lao động vệ sinh, giữ gìn môi trường sống xanh - sạch - đẹp.

YBĐT - Những năm qua, cùng với thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, chuyên môn, Công đoàn (CĐ) cơ sở xã Phúc An, huyện Yên Bình luôn chú trọng bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên và người lao động; nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên tích cực tham gia các phong trào thi đua, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị kinh tế - xã hội của địa phương.

Tập thể cán bộ công chức thị trấn Trạm Tấu ủng hộ Quỹ

YBĐT - Năm 2016, thị trấn Trạm Tấu đã có 610 Gia đình học tập, 2 Dòng họ học tập, 5 Cộng đồng học tập và 4 Đơn vị học tập.

Công an xã Đại Minh giải quyết các thủ tục hành chính cho nhân dân.

YBĐT - Xã Đại Minh, huyện Yên Bình có địa bàn tương đối rộng, dân cư phân bố không đồng đều, thành phần đa dạng, phức tạp. Đặc biệt, đây là địa bàn giáp ranh của 3 tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang và Phú Thọ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục