Lực lượng vũ trang huyện Văn Chấn: Giúp dân ổn định cuộc sống sau lũ

  • Cập nhật: Thứ hai, 13/11/2017 | 1:53:46 PM

YBĐT - Huyện Văn Chấn là một trong những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề của đợt mưa lũ vừa qua với 9 người chết và mất tích, 185 nhà dân bị sập, trên 300 ha lúa, hoa màu bị ảnh hưởng, tổng thiệt hại ước tính trên 300 tỷ đồng. Ngay sau lũ, cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và lực lượng vũ trang (LLVT) địa phương đã khẩn trương huy động mọi nguồn lực giúp đỡ người dân sớm ổn định cuộc sống.

Trực tiếp chứng kiến cán bộ, chiến sỹ LLVT huyện Văn Chấn cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương và bà con xã Thạch Lương giúp đỡ gia đình chị Lò Thị Puồn và gia đình anh Hoàng Văn Yến ở thôn Bản Đường, xã Thạch Lương làm nhà mới tại khu tái định cư thôn Co Hả mới thấy sự vào cuộc quyết liệt, trách nhiệm; tinh thần khẩn trương, sự sẻ chia của LLVT và cả hệ thống chính trị huyện.
 
Chị Lò Thị Puồn không giấu nổi niềm xúc động: "Nhà tôi bị trôi hết không còn tài sản gì. Được sự quan tâm hỗ trợ của các cấp, các ngành, bây giờ, nhà tôi cũng tạm ổn định. Hôm nay được bộ đội và bà con trong xã đến giúp đào móng, dựng căn nhà mới, tôi không biết nói gì, chỉ biết là cảm ơn thôi!”.

Để giúp người dân bị ảnh hưởng sau mưa lũ tháng 10/2017, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Văn Chấn đã tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền địa phương; xây dựng kế hoạch cụ thể tổ chức huy động lực lượng, phương tiện phối hợp chặt chẽ với các lực lượng tích cực triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất gây ra trên địa bàn.
 
Thượng tá Lê Quốc Tuấn, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Văn Chấn cho biết: "Xác định khắc phục hậu quả sau lũ là nhiệm vụ trọng tâm của LLVT huyện, vì vậy, Ban CHQS huyện đã chủ động xây dựng kế hoạch báo cáo huyện Văn Chấn; huy động hơn 2.000 ngày công của cán bộ, chiến sỹ LLVT phối hợp cùng với các ban, ngành đoàn thể và cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn 98, Sư đoàn 316, Quân khu 2 tham gia khắc phục hậu quả, vệ sinh môi trường sau lũ. Tập trung ở 3 xã bị thiệt hại nặng nề nhất là xã Phúc Sơn, Hạnh Sơn và Thạch Lương; trong đó tham gia di dời 107 hộ dân ra khỏi vùng lũ, sạt lở đất nguy hiểm; tổ chức tháo dỡ, vận chuyển, dựng nhà tại nơi ở mới cho 51 hộ dân; nạo vét bùn đất, tổng vệ sinh môi trường tại 3 trường học, gần 20 km đường dân sinh và 78 hộ dân với tổng khối lượng trên 800 m3 bùn đất, rác thải. Đồng thời, chỉ đạo ban CHQS các xã bị thiệt hại nặng tiếp tục tổ chức cho lực lượng dân quân tích cực tham gia giúp đỡ các hộ dân làm lại nhà cửa sau lũ và giúp dân khôi phục diện tích lúa và hoa màu bị vùi lấp để sản xuất; ưu tiên những gia đình bị sập, trôi hoàn toàn nhà cửa, gia đình chính sách thực hiện trước; bảo đảm hết tháng 12/2017, các hộ dân cơ bản có nhà ở và ổn định lao động sản xuất”.

Với những chủ trương, biện pháp quyết liệt, tích cực của cấp ủy, chính quyền địa phương và vai trò, trách nhiệm, tình cảm của LLVT huyện Văn Chấn chung tay khắc phục nhanh hậu quả sau lũ; cùng với những tấm lòng hảo tâm, chia sẻ, động viên, ủng hộ về vật chất, tinh thần của đồng bào cả nước, người dân bị ảnh hưởng của mưa lũ sẽ sớm ổn định cuộc sống.

Thanh Năm

Các tin khác
Dự báo hướng đi của bão số 13 sau khi suy yếu thành áp thấp
nhiệt đới.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, lúc 1 giờ ngày 13/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 17,2 độ Vĩ Bắc; 111,0 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển phía Tây Bắc quần đảo Hoàng Sa.

Ảnh minh họa.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, lúc 1 giờ ngày 13/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 17,2 độ Vĩ Bắc; 111,0 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển phía Tây Bắc quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.

Người Dao quần trắng xã Yên Thành trình diễn nghi lễ Cầu mùa.

YBĐT - Huyện Yên Bình là địa phương có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) cùng chung sống, như: Tày, Dao, Cao Lan, Nùng... với bề dày truyền thống văn hóa độc đáo, đa dạng và phong phú. Những năm gần đây, cùng với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, cấp ủy, chính quyền địa phương đã chú trọng đến công tác bảo tồn văn hóa, phong tục, tập quán.

YBĐT - Được hỗ trợ vay vốn, hướng dẫn cách làm ăn, được tình nguyện viên chăm sóc sức khỏe tại nhà, khám bệnh miễn phí, được giúp đỡ khi ốm đau, hoạn nạn, được tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao… là những hoạt động thiết thực, đầy tính nhân văn của mô hình Câu lạc bộ (CLB) Liên thế hệ tự giúp nhau đang được triển khai trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục