Bảo vệ trẻ em ở Yên Bái: Một hoạt động cụ thể, hướng về cơ sở

  • Cập nhật: Thứ tư, 18/4/2018 | 8:15:12 AM

YBĐT - Dự án "Chấm dứt bạo lực đối với trẻ em” (EVAC) do Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tài trợ, được triển khai tại tỉnh Yên Bái từ năm 2016. Đối tượng hưởng lợi trực tiếp Dự án hướng tới là trẻ em, thanh thiếu niên dễ bị tổn thương trong độ tuổi từ 12-24.

Tập huấn cho các cán bộ, giáo viên và cán bộ Dự án “Chấm dứt bạo lực đối với trẻ em” về quyền trẻ em.
Tập huấn cho các cán bộ, giáo viên và cán bộ Dự án “Chấm dứt bạo lực đối với trẻ em” về quyền trẻ em.


Với mục tiêu tổng thể của Dự án là trẻ em, thanh thiếu niên, đặc biệt là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương thay đổi về thái độ hành vi để tự bảo vệ mình nhằm giảm thiểu nguy cơ bị mua bán và các hình thức bạo lực; gia đình và người chăm sóc trẻ chủ động tạo môi trường hỗ trợ thông qua việc tiếp cận các dịch vụ phù hợp để chăm sóc bảo vệ trẻ em; cộng đồng trở nên vững mạnh và làm việc cùng nhau để tạo ra một môi trường an toàn và bảo vệ trẻ; giảm thiểu các rào cản nhằm giải quyết nạn bạo lực trẻ em bao gồm cả mua bán người.
 
Đối tượng hưởng lợi trực tiếp Dự án hướng tới là trẻ em, thanh thiếu niên dễ bị tổn thương trong độ tuổi từ 12-24 được chăm sóc và bảo vệ khỏi nạn mua bán người, xâm hại, bóc lột và những hình thức bạo lực khác thông qua sự hỗ trợ của gia đình và cộng đồng. 

Dự án được triển khai thực hiện tại hai tỉnh Yên Bái và Điện Biên với tổng kinh phí 1.404.000 USD do Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tài trợ trong thời gian 4 năm (từ 2016-2020). Dự án sẽ đi vào các hoạt động nâng cao năng lực, trang bị kiến thức, đào tạo nghề và khởi nghiệp, hỗ trợ pháp lý, vận động chính sách, đối thoại, truyền thông..., trong đó ưu tiên các trẻ em và gia đình dễ bị tổn thương nhất.

Tại tỉnh Yên Bái, Dự án được triển khai tại các xã: Khánh Thiện, Lâm Thượng, Động Quan, Phúc Lợi, Trung Tâm của huyện Lục Yên; Suối Bu, Suối Giàng, Phúc Sơn, Thanh Lương và Hạnh Sơn của huyện Văn Chấn. 

Những năm trước đây, khi chưa triển khai Dự án, tình trạng trẻ em bị bạo lực, xâm hại trẻ em diễn biến phức tạp. Theo số liệu thống kê, từ năm 2015 - 2016, toàn tỉnh xảy ra 80 vụ xâm hại trẻ em; trong đó, có 19 vụ bạo lực trẻ em. 

Huyện Lục Yên, huyện Văn Chấn là hai địa phương có số vụ bạo lực, xâm hại trẻ em và số trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, xâm hại cao trong tỉnh. Trẻ em, thanh thiếu niên trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương của hai huyện nằm trong Dự án chưa biết cách để tự bảo vệ mình có nguy cơ bị mua bán và các hình thức bạo lực. Gia đình và người chăm sóc trẻ chưa chủ động tạo môi trường hỗ trợ thông qua tiếp cận các dịch vụ phù hợp để chăm sóc bảo vệ trẻ em... 

Tuy nhiên, từ khi Dự án "Chấm dứt bạo lực đối với trẻ em” được triển khai, số vụ bạo lực trẻ em trên địa bàn hai huyện giảm. Có được kết quả trên là do Dự án đã tổ chức các buổi đối thoại, tuyên truyền nâng cao kiến thức tự bảo vệ mình, từ đó, hàng trăm trẻ em biết bảo vệ mình trước nguy cơ bạo lực, xâm hại. 

Dự án đã tập huấn triển khai các văn bản quy định pháp luật về bảo vệ trẻ em cho 3.220 lượt cho các cán bộ các cấp và người chăm sóc trẻ; tập huấn kỹ năng sống cho 1.120 trẻ. Đồng thời, thành lập 18 câu lạc bộ, nhóm trẻ nòng cốt, 12 câu lạc bộ cha mẹ, 22 mô hình nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng... 

Qua đó, hàng trăm gia đình và người chăm sóc trẻ chủ động tạo môi trường phù hợp để chăm sóc bảo vệ trẻ em. Bà Nguyễn Hải Anh – cán bộ kế hoạch, giám sát và đánh giá, Dự án "Chấm dứt bạo lực đối với trẻ em” cho biết: "Dự án tập trung vào các hoạt động cụ thể và hướng về cơ sở, phù hợp với quyết tâm của Chính phủ trong các chính sách phòng chống bạo lực trẻ em, mua bán người, trong đó có phòng chống mua bán trẻ em. Dự án hướng tới tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em, ngăn chặn và đẩy lùi những rủi ro dẫn đến sự xâm hại đối với trẻ em, tạo môi trường an toàn để chăm sóc và bảo vệ trẻ em”.

Thu Hiền      

Các tin khác
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh tặng hoa chúc mừng các đoàn viên thanh niên, trí thức trẻ tỉnh nhà nhân dịp kỷ niệm 87 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

YBĐT - Đội ngũ trí thức trẻ là hạt nhân nòng cốt trong việc triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp; có các đề tài, sáng kiến cải tiến phương pháp dạy và học hay chủ trì nghiên cứu, áp dụng nhiều phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh hiện đại giảm thời gian, chi phí cho bệnh nhân....

Nhiều chính sách, chương trình, dự án của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc đã góp phần giúp đồng bào dân thộc thiểu số vùng cao tỉnh Yên Bái ổn định cuộc sống và thúc đẩy kinh tế- xã hội.

YBĐT - Thời gian qua, Đảng và Nhà nước có nhiều chính sách, chương trình, dự án về công tác dân tộc (CTDT), góp phần giúp đồng bào dân thộc thiểu số (DTTS) ổn định cuộc sống và thúc đẩy kinh tế- xã hội vùng cao. Để hiểu rõ hơn về thực hiện các chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh, phóng viên (P.V) Báo Yên Bái có cuộc trao đổi với đồng chí Giàng A Câu – Trưởng ban Dân tộc tỉnh về vấn đề này.


Các Phó Chủ tịch HNBVN Mai Đức Lộc và Nguyễn Bé trao Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc năm 2017.

Xác định vai trò quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng, coi đây là động lực thúc đẩy sự phát triển, ngày 17/4/2018, trong khuôn khổ Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác Hội và Thi đua, khen thưởng năm 2017, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2018 đã diễn ra lễ công bố quyết định khen thưởng đối với cá nhân và tập thể các cấp Hội Nhà báo Việt Nam năm 2017.

Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet.

Ngày 17/4, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) công bố dự thảo Tờ trình Chính phủ về việc nghỉ Tết Âm lịch và hoán đổi ngày nghỉ hàng tuần vào dịp nghỉ 2019 đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục