Kỳ thi THPT quốc gia tỉnh Yên Bái năm 2018: Đảm bảo công bằng, nghiêm túc

  • Cập nhật: Thứ tư, 27/6/2018 | 2:22:27 PM

YênBái - YBĐT - Sáng 27/6, thí sinh làm bài tổ hợp Khoa học Xã hội với các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Công dân. Đây là ngày thi cuối cùng của kỳ thi THPT quốc gia 2018. Trong 3 ngày thi, trên địa bàn tỉnh Yên Bái không có cán bộ coi thi hay thí sinh nào vi phạm quy chế thi. Kỳ thi THPT quốc gia tỉnh Yên Bái năm 2018 diễn ra đảm bảo công bằng, nghiêm túc.

Cũng như tổ hợp môn Khoa học tự nhiên, đề thi tổ hợp môn Khoa học xã hội ra theo hình thức trắc nghiệm với thời gian 50 phút làm bài cho mỗi môn. Đề thi năm nay gồm cả nội dung chương trình lớp 11 và 12 và có tính phân hóa cao hơn.

Trong 3 ngày thi, thời tiết khá mắt mẻ tạo điều kiện thuận lợi để các thí sinh hoàn thành tốt bài thi của mình. Theo đánh giá chung của các thí sinh, đề thi môn Ngữ văn năm nay không quá khó, đề thi bám sát chương trình sách giáo khoa lớp 11 và 12, chỉ khó nhất ở câu liên hệ hình tượng trong hai tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa và Hai đứa trẻ. Câu nghị luận xã hội nói về việc tuổi trẻ đánh thức tiềm lực đất nước đòi hỏi thí sinh phải vận dụng thêm nhiều kiến thức cuộc sống vào bài làm.

Ở môn Toán với cấu trúc, đề thi có 20% kiến thức lớp 11 và 80% kiến thức lớp 12, một số câu được thiết kế giao thoa cả hai khối lớp. Mức độ phân hóa đề thi khá rõ ràng, học sinh phải tận dụng tối đa thời gian mới có thể hoàn thành bài thi.

Cấu trúc đề thi các môn Khoa học tự nhiên năm nay không có gì thay đổi so với kỳ thi trước với khoảng 60% kiến thức cơ bản và khoảng 40% kiến thức nâng cao để phân loại. Riêng nội dung được mở rộng, đó là thêm kiến thức lớp 11 (khoảng 20% trong đề thi). Câu hỏi trong đề thi sắp xếp từ dễ đến khó; càng về cuối, độ phân hóa càng cao hơn.

Với môn Ngoại ngữ, nhiều thí sinh đánh giá là đề năm nay vừa sức, thời gian đủ để học sinh làm và đề sát với chương trình học.



 Thí sinh (áo trắng) phấn khởi chia sẻ niềm vui với mẹ và em gái sau khi kết thúc ngày thi thứ 3.

Sau khi kết thúc 3 môn thi tổ hợp Khao học xã hội, nhiều thí sinh nhận định đề thi Địa lý không khó để kiếm 5 điểm vì chỉ sử dụng Atlat đã lấy được 2-3 điểm. Ngoài ra, làm thêm phần nhận xét biểu đồ nữa là đạt điểm trung bình. Riêng môn Giáo dục công dân thì 2 trang sau tình huống nhiều, vì vậy để làm bài đạt điểm cao thí sinh phải tư duy. Môn Lịch sử thì tập trung vào sự kiện giai đoạn từ 1930 - 1931 và giai đoạn 1936 - 1939. So với năm trước thì đề Lịch sử năm nay dài hơn, độ khó theo đó cũng tăng lên.

Trong số 6.149 lượt thí sinh hệ THPT đăng kí dự thi, đã có tới 5.114 thí sinh dự thi môn Giáo dục công dân; 6.147 em thi môn Sử, 5843 em thi môn Địa., chứng tỏ sự phân luồng học sinh đã khá rõ khi nhiều em trong số này chỉ dự xét tốt nghiệp và đi học nghề.

Trong 276 phòng thi toàn tỉnh đã có 38 lượt thí sinh vắng thi vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có cả do mưa lũ.

Đây là năm thứ 4, tỉnh Yên Bái cùng cả nước thực hiện đổi mới trong việc thi cử - một bước quan trọng trong thực hiện đổi mới giáo dục, cả thầy và trò, và ngành giáo dục Yên Bái đều hoàn toàn không bỡ ngỡ về cả hình thức và nội dung đánh giá của kỳ thi THPT quốc gia. Do vậy, gần 7 nghìn thí sinh Yên Bái  tại bước vào kỳ thi với tâm thế tự tin, không có bất kì trường hợp nào vi phạm quy chế thi, trường thi yên tĩnh, sạch sẽ, không có tình trạng phao thi trên sân trường, ngoài cổng trường hay trong phòng thi. 

Với sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, sự chuẩn bị chu đáo các điều kiện cho thí sinh dự thi, sự nỗ lực của toàn xã hội, sau 2,5 ngày, kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại tỉnh Yên Bái đã kết thúc đảm bảo công bằng, nghiêm túc và thành công mang tới hy vọng một tương lai tươi sáng cho gần 7 nghìn thí sinh dự thi đầu tiên thế hệ 10X. 

 
Kỳ thi THPT quốc gia 2018 tỉnh Yên Bái đã khép lại với nhiều cung bậc cảm xúc, đề thi rất hay nhưng cũng còn nhiều tranh luận khác nhau. Có ý kiến cho rằng đề thi khó hơn năm ngoái nhưng đó là yêu cầu chính đáng của việc nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng nguồn nhân lực; đồng thời sự công bằng trong thi cử đã được thấy rõ tại từng điểm thi, phòng thi, cơ hội cho tất cả các thí sinh là ngang nhau trước ngưỡng cửa của cuộc đời.

Minh Huyền – Hoài Văn

Các tin khác
Đồng chí Dương Văn Tiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo Hội nghị

YBĐT - Sáng 27/6, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm và kế hoạch tổ chức "Tháng hành động vì NCT Việt Nam” năm 2018.

Mốc thời điểm 1/7 đánh dấu việc tăng lương cơ sở của người lao động từ 1.300.000 đồng lên 1.390.000 đồng. Sự điều chỉnh này có tác động lớn tới quy định đóng - hưởng trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. Ngoài ra, nhiều chính sách về lương, thưởng khác cũng có hiệu lực từ 1/7.

Chiều 26-6, Bộ Y tế phối hợp Trường đại học Y Hà Nội tổ chức khai giảng lớp đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I thuộc Dự án "Bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (ưu tiên 62 huyện nghèo)”.

Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng trực tiếp chỉ đạo công tác ứng phó

Trước diễn biến phức tạp của đợt mưa lũ, sạt lở đất, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã tới Lai Châu để trực tiếp chỉ đạo công tác khắc phục, động viên, thăm hỏi người dân. Sáng 26/6, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường đã trực tiếp thị sát tình hình, chỉ đạo khắc phục hậu quả tại Lai Châu - địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi lũ quét, sạt lở đất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục