Chế Cu Nha: Mô hình VNEN giúp nâng cao chất lượng giáo dục

  • Cập nhật: Thứ năm, 20/9/2018 | 1:53:48 PM

YBĐT - Trường Tiểu học Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải là một trong 14 trường tiểu học của tỉnh tham gia Dự án mô hình trường học mới tại Việt Nam (VNEN). Đến năm học 2015 - 2016, mô hình VNEN được tiếp tục triển khai nối tiếp lên cấp THCS.

Năm học 2016-2017, thực hiện Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn huyện, Trường Tiểu học Chế Cu Nha và Trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT) THCS Chế Cu Nha sáp nhập thành Trường PTDTBT TH&THCS Chế Cu Nha.
 
Sau khi sáp nhập, nhà trường tiếp tục thực hiện dạy học theo mô hình VNEN với 23 lớp, 761 học, trong đó cấp tiểu học có 15 lớp, 502 học sinh. Thời gian đầu thực hiện mô hình ở cả 2 cấp học, nhà trường gặp không ít khó khăn nhưng nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, tập thể nhà trường đã có nhiều giải pháp thực hiện mô hình VNEN, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục.

Thầy Lê Tiến Dũng - Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: "Thời gian đầu mới triển khai cả giáo viên và học sinh nhà trường đều bỡ ngỡ, lúng túng khi thực hiện đổi mới phương pháp dạy, phương pháp học và cả trong việc thực hiện tổ chức lớp học. Hơn nữa, 99% học sinh nhà trường là người dân tộc Mông, đời sống trong các gia đình đều rất khó khăn, môi trường tiếp xúc, giao lưu với bên ngoài ít dẫn đến khả năng nghe - nói - đọc - viết tiếng Việt rất hạn chế. Các em thường rất tự ti, nhút nhát trong giao tiếp, học tập. Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn, phòng học nhỏ, sĩ số học sinh/ lớp ở một số lớp quá đông dẫn đến khó khăn cho giáo viên khi áp dụng mô hình”.
 
Trước thực tế đó, nhà trường tìm các giải pháp để từng bước tháo gỡ khó khăn. Theo thầy Dũng, để đổi mới được phương pháp dạy, phương pháp học theo mô hình VNEN, nhà trường xác định, trước hết phải đổi mới ngay trong công tác quản lý nhà trường. Vì vậy, nhà trường đã giao quyền nhiều hơn cho giáo viên trong việc tổ chức dạy - học; cán bộ quản lý đồng hành với giáo viên tích cực vào cuộc tìm hiểu và thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy, phương pháp học; đổi mới cách thức tổ chức lớp học.
 
Thầy Dũng chia sẻ thêm: "Bên cạnh sự hỗ trợ, tư vấn giúp đỡ của tổ tư vấn cấp tỉnh, của Sở Giáo dục và Đào tạo, nhà trường đã cử giáo viên tham gia tập huấn chuyên môn cấp tỉnh và thường xuyên tham gia các buổi sinh hoạt chuyên môn theo cụm cùng các trường dạy VNEN trong tỉnh để trao đổi hướng nghiên cứu bài dạy, tổ chức hội đồng tự quản, trang trí các góc học tập, nghiên cứu tài liệu...”.

Ngoài ra, để thực hiện đổi mới cách thức tổ chức lớp học một cách hiệu quả, các giáo viên nhà trường đã tập trung xây dựng và tổ chức tốt các hội đồng tự quản; hướng dẫn học sinh cách thức tương tác với nhau và với giáo viên. Đặc biệt, giáo viên thường xuyên giúp cho từng học sinh lần lượt trải nghiệm, có kỹ năng tham gia điều hành trong các ban của hội đồng tự quản.
 
Trong đổi mới phương pháp dạy, phương pháp học, giáo viên đã chủ động điều chỉnh logo, tài liệu học. Trong mỗi hoạt động, mỗi tiết học đều phải có sản phẩm của học sinh trưng bày tại góc học tập để giúp giáo viên nắm được mức độ đạt của học sinh trong từng giai đoạn học.
 
Là trường áp dụng mô hình trường học mới tại vùng đặc thù nên nhà trường chỉ đạo thường xuyên tăng cường vốn tiếng Việt trong giờ học cho học sinh. "VNEN chính là giáo dục "cá thể hóa”. Chính vì vậy, mô hình đạt được hiệu quả cao đòi hỏi các thầy cô giáo thật sự thân thiện, nắm bắt tâm lý, thực hiện nguyên tắc tôn trọng trò và tôn trọng tiến độ học tập của trò; làm tốt mối quan hệ nhà trường - gia đình và cộng đồng” thầy Dũng nhận định.

Với những giải pháp tích cực, qua thời gian học theo mô hình VNEN, học sinh nhà trường đã bớt tự ti, mặc cảm, nhút nhát đổi lại tự tin tham gia các hoạt động tập thể, vốn từ tiếng Việt được cải thiện. Kết quả cuối các năm học, hầu hết học sinh đều đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng theo quy định.
 
Riêng năm học 2017 - 2018, tỷ lệ học sinh được khen thưởng hoàn thành tốt nội dung học tập và rèn luyện, học sinh tiên tiến đạt 29%; tỷ lệ học sinh chuyển cấp đạt 100%; học sinh tham gia các hội thi, các chương trình giao lưu cấp cụm, cấp tỉnh đều đạt giải cao. Với những nỗ lực đó, năm học 2015 - 2016, nhà trường được nhận Bằng khen của Bộ Giáo dục - Đào tạo về thực hiện xuất sắc mô hình trường học mới Việt Nam.

Minh Tư

Các tin khác
Đồ chơi Trung thu được bày bán tại nhiều cửa hàng của thành phố Yên Bái.

YBĐT - Còn ít thời gian nữa sẽ đến tết Trung thu. Thị trường đồ chơi cũng bước vào dịp sôi động nhất năm. 

Đoàn viên thanh niên thị xã Nghĩa Lộ giúp dân xây dựng công trình nhà tiêu hợp vệ sinh.

YBĐT - Trước thực trạng không ít hộ dân dựng nhà tiêu tạm bợ, gây mất mỹ quan, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe, tháng 3/2018, Thị đoàn Nghĩa Lộ đã triển khai chiến dịch "Xóa nhà tiêu tạm” cho hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Tiến và đoàn công tác làm việc với thị xã Nghĩa Lộ về chương trình Tuần VH – DL Mường Lò, năm 2018.

YBĐT - Ngày 19/9, đồng chí Dương Văn Tiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với thị xã Nghĩa Lộ về tiến độ công tác chuẩn bị chương trình Tuần Văn hóa - Du lịch (VH - DL) Mường Lò năm 2018. 

Quang cảnh buổi công bố kết quả Tổng điều tra kinh tế năm 2017.

Sáng 19/9, tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê tổ chức cuộc họp báo Công bố kết quả chính thức tổng điều tra kinh tế năm 2017.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục