Yên Bái đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm

  • Cập nhật: Thứ năm, 25/10/2018 | 10:39:25 AM

YBĐT - 9 tháng qua, toàn tỉnh đã hỗ trợ giải quyết việc làm 14.963 lao động.

Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm là vấn đề luôn được tỉnh quan tâm. (Trong ảnh: Tư vấn việc làm cho người lao động).
Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm là vấn đề luôn được tỉnh quan tâm. (Trong ảnh: Tư vấn việc làm cho người lao động).


Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động là một trong những mục tiêu chính của các chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức rõ tầm quan trọng trên, Đảng, Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, đường lối nhằm phát huy tối đa nội lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyển đổi cơ cấu lao động, đáp ứng yêu cầu quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo nhiều việc làm cho người lao động, góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân. 

Đối với Yên Bái, bước vào thực hiện nhiệm vụ năm 2018 với nhiều khó khăn đặc thù của tỉnh miền núi, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất hoặc giải thể. 

Trước tình hình trên, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách và các văn bản chỉ đạo điều hành đến các địa phương và các ngành để tiếp tục ổn định vĩ mô, tháo gỡ khó khăn nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư trực tiếp từ các doanh nghiệp nước ngoài, các tập đoàn lớn, tạo tiền đề giải quyết việc làm cho người lao động. 

Với sự nỗ lực của tỉnh, các ngành, các địa phương, nòng cốt là ngành lao động - thương binh và xã hội, 9 tháng qua, toàn tỉnh đã hỗ trợ giải quyết việc làm 14.963 lao động, đạt 83,12% kế hoạch năm, tăng 4,62% so với cùng kỳ năm 2017. 

Trong đó, từ phát triển kinh tế - xã hội 8.952 lao động (đạt 80,64%), so với cùng kỳ năm 2017, tăng 6,5%; cho vay vốn từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm với 649 dự án, kinh phí giải ngân 25.919 triệu đồng, hỗ trợ cho 1.078 lao động (đạt 71,86%), so với cùng kỳ năm 2017, giảm 1,3%; đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 994 lao động (đạt 110,4%), so với cùng kỳ năm 2017 tăng 1,05%; đi làm việc tại tỉnh ngoài 3.939 lao động (đạt 87,53%), so với cùng kỳ năm 2017 tăng 10,9%. 

Cùng giải quyết việc làm, các ngành chức năng đã đôn đốc các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc; hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện mức lương tối thiểu vùng từ ngày 1/1/2018; thực hiện thẩm định quyết toán kinh phí hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số năm 2017 theo Quyết định số 42/2012/QĐ-TTg; thẩm định quỹ tiền lương thực hiện năm 2017 của người lao động và người quản lý các công ty TNHH một thành viên do UBND tỉnh làm chủ sở hữu; các lâm trường; công ty cổ phần có vốn góp của Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ… 

Đồng thời, giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp cho 1.790 người với tổng số tiền trên 19 tỷ đồng (trong đó, hỗ trợ học nghề cho 74 người với tổng số tiền 251 triệu đồng); tư vấn giới thiệu việc làm cho 1.787 người lao động… 

Cùng thực hiện các chính sách đối với người lao động, tính đến giữa tháng 9/2018, toàn tỉnh đã tuyển sinh đào tạo nghề cho 12.819/15.800 người, đạt 81,1% (tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2017), trong đó trình độ cao đẳng 884 người; trung cấp 2.995 người; sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng 8.940 người. 

Có 3.472 người được hỗ trợ đào tạo nghề cho theo chính sách của Đề án 1956. Những kết quả trong lĩnh vực đào tạo nghề, giải quyết việc làm và chính sách đối với người lao động đã góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội… trên địa bàn tỉnh thời gian qua.

Bên cạnh những kết quả đạt được, lĩnh vực giải quyết việc làm, đào tạo nghề còn tồn tại một số hạn chế như: chất lượng việc làm còn thấp, trong khi khả năng tạo việc làm của nền kinh tế còn hạn chế đã ảnh hưởng đến kết quả giải quyết việc làm cho người lao động; nguồn nhân lực yếu về chất lượng, thiếu về số lượng, tác phong lao động công nghiệp; năng suất lao động thấp... 

Theo số liệu điều tra thực trạng lao động việc làm, lực lượng lao động (từ 15 tuổi trở lên) toàn tỉnh đạt 476.022 người, trong đó có 380.818 người, chiếm 80,1% tập trung ở khu vực nông thôn, tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp là 66%. 

Quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa vẫn đang diễn ra, tuy nhiên quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động tương đối chậm khi có đến trên 71% lao động nông thôn không có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Chất lượng lao động như vậy sẽ cản trở lớn đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, đặc biệt là khả năng rút bớt lao động nông thôn ra khỏi hoạt động nông nghiệp. 

Dẫn đến dù thiếu việc làm nhưng lao động vẫn không có năng lực chuyển đổi sang khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Bên cạnh đó, trong công tác đào tạo, công tác xây dựng kế hoạch triển khai đào tạo nghề đợt 1 cho lao động nông thôn tại các địa phương còn chậm, đến quý II năm 2018, các huyện, thị xã, thành phố mới bắt đầu tổ chức mở lớp. 

Nguyên nhân do các địa phương còn có tâm lý chờ đợi đơn giá đặt hàng đào tạo nghề mới và công tác khảo sát, xây dựng kế hoạch đến khi quyết định giao chỉ tiêu có sự thay đổi (nhu cầu học nghề của người lao động thay đổi liên tục từ khi khảo sát đến khi giao chỉ tiêu tổ chức lớp học), mặt khác do các đơn vị tham gia đặt hàng chưa đủ năng lực về đội ngũ giáo viên để đáp ứng dạy nghề, ở những nghề như: xây dựng, may công nghiệp, sửa chữa máy nông cụ... 

Hơn thế, sự gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các doanh nghiệp trong việc tổ chức đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động sau khi học nghề chưa chặt chẽ dẫn đến tuyển sinh các lớp phi nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. 

Các doanh nghiệp chưa quan tâm trong việc phối hợp với các cơ sở tổ chức các lớp đào tạo nghề theo nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Việc giới thiệu lao động sau khi học nghề đi làm việc tại doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh còn nhiều bất cập, khó khăn và thụ động.



Đào tạo nghề điện tại Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái.

Để thực hiện tốt mục tiêu đào tạo nghề, giải quyết việc làm, chính sách cho người lao động năm 2018, những tháng cuối năm, ngành lao động - thương binh và xã hội cùng các địa phương, các doanh nghiệp cần tiếp tục làm tốt việc hỗ trợ tư vấn, kết nối cung cầu lao động, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu giải quyết việc làm mới đạt trên 18.000 người, vượt kế hoạch được giao; tổ chức tuyên truyền các văn bản, chính sách về việc làm để nâng cao nhận thức của xã hội về lĩnh vực này; phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh giải ngân nguồn vốn cho vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm, tập trung vào hiệu quả của việc tạo việc làm mới thông qua nguồn vốn cho vay… 

Trong lĩnh vực lao động - tiền lương và bảo hiểm xã hội, tiếp tục hướng dẫn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về xây dựng và đăng ký nội quy lao động, đăng ký thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp; tiếp tục tổ chức lớp tập huấn tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động, Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn thi hành; giải quyết các đơn, thư hỏi về chính sách lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội mới tiếp nhận… 

Trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, cùng tiếp tục đẩy mạnh giải pháp đào tạo nghề, cần xây dựng kế hoạch kiểm tra việc mở địa điểm đào tạo và liên kết đào tạo trên địa bàn tỉnh; phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền về giáo dục nghề nghiệp; xây dựng kế hoạch giáo dục nghề nghiệp ngắn hạn, trung hạn; tập huấn nghiệp vụ quản lý giáo dục nghề nghiệp cho cán bộ làm công tác đào tạo nghề, kiểm tra các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn đang triển khai thực hiện tại các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh; thẩm định, cấp phép đào tạo sơ cấp, đào tạo thường xuyên dưới 3 tháng đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp…

Nguyễn Đình

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị

YBĐT - Sáng 25/10, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh - Ban Cứu trợ tỉnh tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác cứu trợ năm 2017, 9 tháng năm 2018 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới. 

Giáo dục Việt Nam có sự thay đổi lớn sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 29 về Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục. (Ảnh: minh họa)

Theo báo cáo của Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (Global Innnovation Index, hay còn gọi là GII) năm 2018, Việt Nam xếp thứ 18/126 quốc gia về giáo dục. Đây có thể coi là thành công bước đầu rất đáng kể của toàn ngành giáo dục sau khi Nghị quyết 29 được ban hành và triển khai rộng rãi.

Cập nhật mới nhất từ Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) cho biết, hiện ở phía Đông của Philippines đang xuất hiện một cơn bão có tên quốc tế là Yutu.

Thành viên CLB Thanh niên phát triển kinh tế xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn trao đổi kỹ thuật chăm sóc cam.

YBĐT - Mô hình Câu lạc bộ thanh niên phát triển kinh tế đã và đang khuyến khích, tạo điều kiện để ĐVTN phát triển kinh tế với nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp trong ĐVTN địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục