Từ vụ thu năm ngoái, việc liên kết trồng dâu nuôi tằm và bao tiêu sản phẩm giữa một doanh nghiệp dâu tằm tơ với các hợp tác xã, tổ hợp tác tại địa phương này đi vào hoạt động. Kết quả bước đầu rất khả quan bởi những chuyển biến trong nhận thức, tư duy, hành động của người trồng dâu nuôi tằm vốn lâu nay chỉ quen làm theo kinh nghiệm.
Doanh nghiệp đã thực hiện đúng như cam kết khi tiến hành đầu tư vào địa bàn, hỗ trợ người dân kỹ thuật chăm sóc trồng dâu nuôi tằm và cung ứng vật tư, thu mua toàn bộ sản phẩm kém tằm đạt chất lượng đảm bảo theo giá sàn quy định.
Người dân đã thực hiện đúng như hợp đồng khi tham gia vào các tổ hợp tác, được cầm tay chỉ việc trong các công đoạn trồng dâu nuôi tằm, trực tiếp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật đưa tằm lên né gỗ thay cho né tre truyền thống.
Rõ hiệu quả kinh tế, niềm vui của người dân, niềm tin của người dân thể hiện qua việc ngày càng nhiều gia đình trồng dâu nuôi tằm đăng ký tham gia các tổ hợp tác để liên kết sản xuất với doanh nghiệp. Hài hòa lợi ích của người trồng dâu nuôi tằm, của doanh nghiệp, của địa phương sẽ là cơ sở quan trọng để xây dựng một vùng nguyên liệu dâu tằm hữu cơ phát triển bền vững, mang lại giá trị kinh tế cao.
Lần này trở lại, đồng chí chủ tịch UBND xã đó vẫn say sưa không dứt mạch chuyện cây dâu, con tằm: "Từ khi có doanh nghiệp này, việc trồng dâu nuôi tằm trở nên sôi động, hào hứng hơn bao giờ hết. Nhà nhà, người người khắp các thôn như cùng nhau bước vào phong trào thi đua sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững và làm giàu trên quê hương”.
Đồng chí cũng kể một ví dụ để chứng minh cho hiệu quả của việc liên kết trồng dâu nuôi tằm đã lan tỏa mạnh mẽ ra sao. Chuyện là ông phó giám đốc doanh nghiệp dâu tằm tơ một sáng thức dậy, có đôi vợ chồng đi xe máy đến tận trụ sở công ty tìm gặp. Họ giới thiệu là người dân tộc thiểu số ở một xã vùng cao của huyện Lục Yên đã nghe về hiệu quả của cây dâu, con tằm nên muốn học cách làm đưa về quê hương.
Qua trao đổi và thống nhất, hai vợ chồng đồng ý trồng dâu trên diện tích đất của gia đình vẫn trồng ngô. Đang đúng thời điểm trồng dâu vụ xuân, ông phó giám đốc đã điều ngay xe chở cây giống dâu đến tận nơi và hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc. Sau đó, họ xin học cách nuôi tằm và ông đã đưa người chồng cùng mấy người đi theo đến học nuôi tằm tập trung tại một địa phương mà doanh nghiệp đang trực tiếp tập huấn cho người dân.
Tiếng lành bay xa, quả đúng như vậy! Câu chuyện về đôi vợ chồng đi học cách trồng dâu nuôi tằm cũng gợi mở nhiều điều. Đó là mong muốn tìm được những loại cây trồng mới mang lại nguồn thu nhập cao để chuyển đổi sản xuất, là khát vọng thoát nghèo bằng sức lao động chân chính và là sự mạnh dạn, chủ động, cố gắng, quyết tâm để biến mong muốn, khát vọng của mình trở thành hiện thực.
Nguyễn Thơm
Tháng 6/2017, Luật Trẻ em 2016 chính thức có hiệu lực đánh dấu bước chuyển trong thực hiện quyền trẻ em. Sau 2 năm triển khai thực hiện Luật, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em (BVCSTE) trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả.
Thống kê của Liên Hiệp Quốc cho thấy, lượng rác thải nhựa mỗi năm đủ để bao quanh 4 vòng trái đất với hàng loạt hệ lụy về sức khỏe con người, quần thể sinh vật và môi trường sống. Việt Nam là quốc gia thải rác nhựa nhiều thứ 4 châu Á.
Trong khuôn khổ chương trình Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2019, ngày 13/5, các đại biểu dành cả ngày thảo luận về 5 chuyên đề xoay quanh chủ đề chính của Đại lễ năm nay.
Thực hiện Quyết định của UBND tỉnh phê duyệt Đề án “Xây dựng và nhân rộng mô hình Câu lạc bộ (CLB) Liên thế hệ tự giúp nhau trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020”, đến nay, Hội Người Cao tuổi (NCT) tỉnh đã thành lập được 12 CLB Liên thế hệ tự giúp nhau. Các CLB đều hoạt động hiệu quả, góp phần chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho NCT sống “vui - khỏe - có ích”.