Trường Trung cấp Dân tộc nội trú Nghĩa Lộ chủ động liên kết dạy nghề, giới thiệu việc làm

  • Cập nhật: Thứ hai, 28/9/2020 | 1:49:11 PM

YênBái - Thành lập mới một số khoa chuyên môn, mở mới nhiều mã nghề đào tạo, đến nay, Trường đang đào tạo những nghề chính như: may thời trang, điện công nghiệp, hàn, cắt gọt kim loại, kỹ thuật máy lạnh, điều hòa không khí...; nghề nông nghiệp gồm: bảo vệ thực vật, kỹ thuật trồng nấm, trồng hoa cây cảnh…

Học sinh Trường Trung cấp Dân tộc nội trú Nghĩa Lộ học lớp may thời trang.
Học sinh Trường Trung cấp Dân tộc nội trú Nghĩa Lộ học lớp may thời trang.

Những năm qua, Trường Trung cấp Dân tộc nội trú Nghĩa Lộ luôn chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn để thực hiện công tác tuyển sinh, mở lớp. Đây là điều kiện tốt để người lao động nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề, nhất là cơ hội tìm kiếm việc làm.

Triển khai đồng bộ trên tất cả các nội dung hoạt động, hàng năm, Hội đồng nhà trường tiến hành giao chỉ tiêu tuyển sinh đến các khoa, phòng; phối hợp đào tạo với các trường dạy nghề trong và ngoài tỉnh như: Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái, Trường Cao đẳng Cơ điện Phú Thọ, Trường Cao đẳng Công nghệ thực phẩm Việt Trì, Trường Đại học Công nghiệp Thái Nguyên…; tạo điều kiện cho học viên được hỗ trợ thực tập, sau khi hoàn thành toàn phần kỹ năng nghề tại trường, học sinh sẽ tiếp tục có quá trình làm việc cọ xát thực tế tại các doanh nghiệp. 

Hiện, Trường đang đào tạo những nghề chính như: may thời trang, điện công nghiệp, hàn, cắt gọt kim loại, kỹ thuật máy lạnh, điều hòa không khí...; nghề nông nghiệp gồm: bảo vệ thực vật, kỹ thuật trồng nấm, trồng hoa cây cảnh… 

Từ năm 2015 đến nay, Trường đã đào tạo, liên kết, hợp tác và hỗ trợ đào tạo cho 10.512 lượt học sinh, học viên, sinh viên (trong đó có 4 lớp đại học với 240 sinh viên; trung cấp nghề chính quy 1.050 học sinh; trung cấp nghề liên kết 809 học sinh; sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng cho lao động nông thôn 2.859 học viên; hướng nghiệp dạy nghề 4.067 học sinh… 

Chất lượng ĐTN của nhà trường những năm gần đây được nâng lên rõ rệt thông qua kết quả hội thi tay nghề của học sinh với 6 giải nhất, 7 giải nhì, 7 giải ba và 4 giải khuyến khích cấp tỉnh. Hàng năm, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp lớp 12 đều đạt 100%. 

Ông Lâm Tuấn Khanh - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Để nâng cao chất lượng dạy và học, trường đã kiện toàn bộ máy tổ chức, thành lập mới một số khoa chuyên môn, mở mới nhiều mã nghề đào tạo để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của nhà trường trong giai đoạn mới. 

"Những năm qua, chúng tôi được quan tâm đầu tư với số tiền 13,5 tỷ đồng để mua sắm thiết bị phục vụ công tác giảng dạy như: hệ thống nhà xưởng thực hành, nhà hội trường kết hợp với thư viện đa năng, cải tạo nâng cấp khuôn viên... Đặc biệt, năm 2019 vừa qua, nhà trường được UBND tỉnh công nhận là Trường Trung cấp Giáo dục nghề nghiệp hạng I…” - ông Khanh thông tin. 

Để tăng cường công tác ĐTN và giải quyết việc làm cho người lao động, nhà trường đã xây dựng nhiều mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn tại địa bàn các xã, bảo đảm phù hợp với nhu cầu học nghề của từng địa phương. 

Hàng năm, đặc biệt quan tâm đến công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên bằng việc tăng cường công tác dự giờ, thăm lớp, kiểm tra hồ sơ giáo án, cải tiến phương pháp giảng dạy theo hướng tăng thời lượng thực hành, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, tổ chức kiểm tra chặt chẽ, đúng quy chế để nâng cao chất lượng đào tạo giúp học viên vững tay nghề, có đạo đức nghề nghiệp, có kỷ luật lao động, đáp ứng yêu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp. 

Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học của đội ngũ giáo viên nhà trường mang tính ứng dụng cao, góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng đào tạo như: Đề tài ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nuôi lươn trong bể xây không bùn; Đề tài ứng dụng công nghệ sinh học để chọn tạo giống lúa năng suất, chất lượng cao tại xã Phù Nham; Đề tài chuyển giao công nghệ tuyển chọn và phục tráng cung cấp giống, hỗ trợ phân bón, thuốc trừ sâu một số giống lúa chất lượng cao tại cánh đồng Mường Lò... 

Hiện nay, 100% cán bộ giáo viên nhà trường có trình độ cao đẳng, đại học; 100% giáo viên hoàn thiện chương trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm dạy nghề theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 

5 năm qua, đã có 4.500 học sinh được tạo việc làm hoặc tự tạo việc làm với mức thu nhập từ 5 đến trên 10 triệu đồng/người/tháng. ĐTN theo Đề án 1956, thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp, việc làm đạt trên 80% và lĩnh vực nông nghiệp có việc làm ổn định đạt trên 90%.

Thời gian tới, Trường Trung cấp Dân tộc nội trú Nghĩa Lộ tiếp tục tăng cường phối hợp với các ngành chức năng, chính quyền các địa phương điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề, định hướng tư vấn, giới thiệu việc làm; xác định nghề đào tạo phù hợp với từng địa phương; đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức xã hội về công tác học nghề, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập và cải thiện đời sống người lao động.

Thái Hưng

Tags Dân tộc nội trú Nghĩa Lộ đào tạo nghề kỹ năng nghề việc làm

Các tin khác
Mô hình “Ngôi nhà xanh” đang được triển khai hiệu quả ở nhiều cơ sở hội phụ nữ trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ.

Với mục tiêu thực hiện tối thiểu 110 mô hình để góp sức xây dựng tối thiểu 1.000 mô hình thu, gom rác thải trong năm 2020 của các cấp hội phụ nữ toàn tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thị xã Nghĩa Lộ đã có nhiều cách làm góp phần chung tay thực hiện phong trào Phụ nữ Yên Bái với môi trường xanh - sạch - đẹp.

Lãnh đạo Hội Khuyến học tỉnh, huyện Văn Chấn và nhà tài trợ trao gạo, sữa và đồ dùng học tập tại điểm Sài Lương 2.

Sau một hồi chật vật, nhiều phen thót tim chúng tôi cũng đến nơi. Đó là ngôi trường "nhà lắp ghép” vách, mái đều bằng tôn, các công trình phụ trợ mặc dù cũ kỹ nhưng rất gọn gàng, sạch sẽ, hai lớp trẻ mầm non 3-5 tuổi đang học thật hồn nhiên, trong trẻo.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Tiến cùng các các nhà hảo tâm trao quà cho thiếu nhi tại Trung tâm.

Tối 27/9, Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội tỉnh Yên Bái phối hợp với các đơn vị tổ chức Chương trình Vầng trăng yêu thương cho các cháu thiếu niên nhi đồng, người già đang được chăm sóc tại Trung tâm.

Lãnh đạo Hội Cựu chiến binh huyện Văn Yên tặng quà cựu chiến binh Phạm Văn Chiềm trong lễ bàn giao nhà.

Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Văn Yên có 5.390 hội viên. Những năm qua, để giúp CCB có hoàn cảnh khó khăn ổn định cuộc sống, vươn lên phát triển kinh tế, các cấp Hội CCB trong huyện đã phát động nhiều phong trào, phần việc hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục