Yên Bái phát triển chuỗi giá trị cây thuốc nam

  • Cập nhật: Thứ tư, 18/11/2020 | 2:13:24 PM

YênBái - 2 năm qua dưới sự tài trợ của Phái đoàn Liên minh Châu Âu (EU), Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật (KHKT) Yên Bái, Trung tâm Phát triển khoa học công nghệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng Yên Bái (YEN BAI CDSH) đã tổ chức nhiều hoạt động giúp người dân và doanh nghiệp trong tỉnh liên kết, phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị mang lại nguồn thu nhập cao cho nông dân.

Nhóm sở thích trồng cây dược liệu xã Mậu Đông, huyện Văn Yên trao đổi kỹ thuật trồng cây cà gai leo.
Nhóm sở thích trồng cây dược liệu xã Mậu Đông, huyện Văn Yên trao đổi kỹ thuật trồng cây cà gai leo.

Tỉnh Yên Bái có nhiều tiềm năngvề cây thuốc nam với trên 630 loài cây thuốc, gần 1.000 bài thuốc dân gian, chữa được nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, nhiều bài thuốc quý đang có nguy cơ mai một, một số cây thuốc có nguy cơ tuyệt chủng do sự khai thác quá mức của người dân. 

Năm 2017, Liên hiệp các Hội KHKT Yên Bái, YEN BAI CDSH Yên Bái đã đề xuất và được Phái đoàn liên minh Châu Âu (EU) tài trợ triển khai Dự án "Nâng cao năng lực quản trị chuỗi giá trị cây thuốc nam” đối với cây cà gai leo đã được UBND tỉnh phê duyệt. 

YEN BAI CDSH hỗ trợ Hợp tác xã (HTX) Sản xuất dược liệu Thanh Sơn liên kết với Công ty Dược Tuệ Linh tại Hà Nội đưa giống cây cà gai leo về trồng tại 4 xã: Cảm Ân, Bảo Ái, huyện Yên Bình; xã Đông Cuông, Mậu Đông của huyện Văn Yên với trên 300 hộ đăng ký tham gia. Qua 2 năm triển khai, cây cà gai leo đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt đối với người dân. 

Ông Đỗ Văn Nhuận, thôn Đoàn Kết, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên chia sẻ: "Cây cà gai leo sau 1,5 năm mới phải trồng lại, mỗi năm cho thu hoạch 3 vụ, cho năng suất 3,5 tấn cây khô/ha/vụ. Với giá bán hiện tại 30.000 đồng/kg, trung bình thu 150 triệu đồng/ha, thu nhập cao gấp 2-3 lần trồng ngô, sắn trên cùng một đơn vị diện tích”. 

Hiện nay, tại 4 xã đã có 52 hộ tham gia trồng cà gai leo, với tổng diện tích 6ha, từ tháng 4 - 8/2020 đã cho thu hoạch 2 vụ, sản lượng đạt gần 85 tấn tươi và trên 13 tấn khô thu về 869 triệu đồng. Cây cà gai leo đã được HTX Dược liệu Thanh Sơn thu mua, bao tiêu sản phẩm sản xuất và chế biến ra các dạng: cao lỏng, bột, có tác dụng giúp tăng cường chức năng gan, tái tạo và bảo vệ gan; giải độc mát gan và hạ men gan; hồi phục các tế bào bị tổn thương do tác hại của các chất kích thích... 

Ông Phạm Văn Chiến, Giám đốc HTX Thanh Sơn chia sẻ: "Để người dân trồng và phát triển trồng cà gai leo HTX đã trồng thử nghiệm mô hình cây cà gai leo để người dân tham quan học tập kinh nghiệm, đồng thời HTX hỗ trợ người dân kỹ thuật, phân bón, cây giống và bao tiêu sản phẩm cho người dân. Tuy vậy, vấn đề giá cả tùy thuộc vào thị trường gây khó khăn cho doanh nghiệp; hơn nữa, chất lượng sản phẩm không đồng đều nên cần có sự phối hợp tốt hơn nữa giữa người dân và doanh nghiệp”.  

Ngoài ra, Dự án cũng khảo sát xây dựng đề xuất hỗ trợ thêm mô hình chuỗi giá trị cây khôi nhung (cây thuốc với công dụng chữa đau dạ dày) tại xã Xuân Long, huyện Yên Bình. Đây là loại cây hợp với khí hậu thổ nhưỡng của 2 xã được trồng dưới tán rừng. Do vậy nhiều hộ ở 2 xã này đã trồng cây khôi nhung để phát triển kinh tế. 

Tháng 9/2019 với sự hỗ trợ của YEN BAI CDSH, 12 hộ thành viên đã thành lập HTX Nuôi trồng dược liệu Bình An chuyên ươm giống dược liệu cây khôi nhung, chuyển giao kỹ thuật. Sản phẩm lá khôi cung cấp cho Công ty cổ phần Việt Mỹ thu mua với giá thành 200.000 đồng - 250.000 đồng/kg lá khô, lá tươi 30.000 đồng/kg mang lại thu nhập 120 triệu đồng/ha/năm. Hiện, 2 xã Ngọc Chấn và Xuân Long đã có 30 hộ thành viên tham gia HTX, với tổng diện tích 20 ha.

Để Dự án được thực hiện tốt tại các địa phương mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân cũng như bảo tồn được các cây thuốc, vị thuốc quý. 2 năm qua YEN BAI CDSH đã tổ chức các hoạt động: diễn đàn cây thuốc nam; hội thảo chuyên đề, thúc đẩy liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp; duy trì sinh hoạt các nhóm sở thích; kết nối doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh hỗ trợ các hộ dân trong tỉnh trồng cây thuốc nam cho các bài thuốc đông y tiềm năng.... góp phần nâng cao giá trị thu nhập cho người dân. 

Theo tiến sĩ Đào Thị Ngọc Lan - Giám đốc YENBAI CDSH, Trưởng ban Quản lý Dự án "Nâng cao năng lực quản trị chuỗi giá trị cây thuốc nam”: "Phát triển cây dược liệu theo mô hình liên kết chuỗi cho thấy hiệu quả rõ rệt, tăng giá trị thu nhập trên cùng một đơn vị canh tác cho người dân. Để khẳng định rõ hiệu quả Dự án, Trung tâm sẽ đẩy mạnh việc tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại kết nối đầu ra cho sản phẩm; tiếp tục duy trì các nhóm sở thích, đặc biệt là tăng cường liên kết "4 nhà” để phát triển chuỗi giá trị cây thuốc nam tạo đầu ra cho sản phẩm dược liệu của tỉnh, khẳng định rõ hiệu quả bền vững của Dự án”.  

Minh Huyền

Tags Yên Bái chuỗi giá trị cây thuốc nam

Các tin khác

Ngày 17/11, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) có thông báo thu hồi toàn quốc lô thuốc Viên nang mềm Dacodex, SĐK: VD-11224-10, số lô: 030220; NSX: 26/02/2020; HD: 26/02/2023 vi phạm mức độ 3.

Hội nghị lấy ý kiến trẻ em tại Trường TH&THCS Phú Thịnh, huyện Yên Bình.

Hiện tại, mô hình có 30 thành viên đại diện cho thiếu nhi tại 9/9 huyện, thị, thành phố, Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh, Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội tỉnh.

Nhân dân xã Hồng Ca tích cực tham gia làm đường giao thông nông thôn.

Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, và cuộc vận động “Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”… là nhiệm vụ trọng tâm được Ủy ban MTTQ huyện Trấn Yên triển khai ở cơ sở.

Thầy giáo Đặng Quyết Chiến cùng các em học sinh

Yên Bái có 1 giáo viên trong tổng số 99 giáo viên trẻ toàn quốc vinh dự được Trung ương Đoàn tặng giải thưởng “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” cấp Trung ương lần thứ II – năm 2020. Đó là thầy giáo Đặng Quyết Chiến- giáo viên Trường THPT Thác Bà, huyện Yên Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục