Nghị quyết về Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021-2025

  • Cập nhật: Thứ tư, 16/2/2022 | 5:33:17 PM

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 16/2/2022 về Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021-2025, nhằm tiếp tục thực hiện sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về mục tiêu bảo đảm an toàn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030.

Công nhân Công ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên (Biti's) - TP Hồ Chí Minh ra quân vệ sinh máy móc, thiết bị, nhà xưởng. Ảnh tư liệu
Công nhân Công ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên (Biti's) - TP Hồ Chí Minh ra quân vệ sinh máy móc, thiết bị, nhà xưởng. Ảnh tư liệu

Mục tiêu tổng quát của Chương trình là chăm lo cải thiện điều kiện làm việc; phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ người lao động; bảo đảm an toàn tính mạng cho người lao động, tài sản của Nhà nước, tài sản của doanh nghiệp, của tổ chức, góp phần vào sự phát triển bền vững của quốc gia.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2025, trung bình hằng năm, giảm 4% tần suất tai nạn lao động chết người; trung bình hằng năm tăng thêm 5% số người lao động được khám bệnh nghề nghiệp; 5% số cơ sở được quan trắc môi trường lao động.

Trên 80% số người lao động làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; 80% số người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.

Trên 80% người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bồi thường, trợ cấp theo quy định của pháp luật...

Nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp thực hiện chương trình gồm: Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra, giám sát, cung cấp dịch vụ công về an toàn, vệ sinh lao động; tăng cường thông tin, tuyên truyền, huấn luyện nâng cao nhận thức về an toàn vệ sinh lao động; đẩy mạnh nghiên cứu, tư vấn, hỗ trợ cải thiện điều kiện lao động, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế; quản lý, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình.

Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động; hỗ trợ triển khai mô hình các giải pháp kỹ thuật an toàn để phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại, trong các ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (khai thác và chế biến khoáng sản, luyện kim, hóa chất, xây dựng và một số ngành, nghề khác).

Tăng cường tư vấn các biện pháp và mô hình cải thiện điều kiện làm việc đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, làng nghề, hợp tác xã, hộ nông dân làm các nghề, công việc có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Hỗ trợ triển khai áp dụng các hệ thống quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và làng nghề đang có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từng bước xây dựng văn hóa an toàn trong lao động, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động (ISO 45001 - 2018).

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương, giữa các cơ quan có liên quan, các tổ chức chính trị, xã hội, hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ trong triển khai thực hiện các mục tiêu của Chương trình.

Khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các quốc gia tham gia và đóng góp nguồn lực, kinh nghiệm để thực hiện Chương trình; chủ động triển khai các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, quản lý và đánh giá rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.

Xây dựng và triển khai các chương trình hành động để triển khai chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động; lồng ghép các hoạt động của Chương trình với các dự án, chương trình khác trong lĩnh vực lao động.

Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực thực hiện Chương trình; phối hợp, lồng ghép nguồn lực của Chương trình với các nguồn lực hiện có (nguồn Quỹ Bảo hiểm y tế, Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp,...) và nguồn xã hội hóa.

(Theo Tin tức)

Các tin khác

Chỉ còn hơn 1 ngày nữa, những chàng trai của Mù Cang Chải sẽ lên đường nhập ngũ, bắt đầu một chặng đường mới trong cuộc đời. Với sự chuẩn bị chu đáo, huyện Mù Cang Chải đã sẵn sàng cho ngày hội giao quân để đạt kết quả cao nhất, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tuyển quân năm 2022.

Giám đốc USAID Việt Nam Ann Marie Yastishock và Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, PGS. Tiến sĩ Nguyễn Viết Nhung, tham dự buổi lễ trao tặng ngày 16.2.

Ngày 16/2, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) trao tặng thêm các thiết bị phát hiện và chẩn đoán nhanh bệnh lao và thuốc điều trị lao với tổng trị giá khoảng 3 triệu USD cho Bệnh viện Phổi Trung ương.

Đồng hành, chăm lo việc làm, đời sống, thu nhập của người lao động là động lực ổn định doanh nghiệp

Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam vừa có công văn đề nghị thực hiện các giải pháp phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể tại các địa phương, doanh nghiệp.

Hoạt động bàn giao nạn nhân bị buôn bán người tại vùng biên giới.

Nhờ việc chia sẻ số điện thoại 111 với Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em, đường dây nóng góp phần phòng, chống mua bán người. Qua 3 năm, Đường dây nóng đã tiếp nhận 9.154 cuộc gọi, có 165 nạn nhân bị mua bán được giải cứu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục