Yên Bái chuyển biến tích cực công tác dân số tại địa bàn khó khăn

  • Cập nhật: Thứ năm, 5/5/2022 | 4:08:18 AM

YênBái - Ngày 19/4/2021, HĐND tỉnh Yên Bái đã ban hành Nghị quyết số 11 về một số chính sách về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021-2025. Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 29/4/2021, được triển khai thực hiện tại 59 xã khu vực III và 54 thôn, bản, tổ dân phố đặc biệt khó khăn.

Cán bộ chuyên trách công tác DS-KHHGĐ xã Xuân Lai, huyện Yên Bình đi cơ sở tuyên truyền các chính sách DS-KHHGĐ.
Cán bộ chuyên trách công tác DS-KHHGĐ xã Xuân Lai, huyện Yên Bình đi cơ sở tuyên truyền các chính sách DS-KHHGĐ.

Việc truyền thông giáo dục về chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS), KHHGĐ đã được chuyển tải bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, nội dung phù hợp với trình độ nhận thức của người dân, tạo chuyển biến tích cực trong công tác DS-KHHGĐ.

Công tác DS-KHHGĐ luôn được tỉnh, các cấp, ngành và địa phương đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, tại thành phố hay một số huyện vùng thấp, công tác DS-KHHGĐ có những kết quả khả quan thì tại các huyện, thôn, xã khu vực III và thôn, bản đặc biệt khó khăn công tác này còn nhiều hạn chế. Do đó, ngày 19/4/2021, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 11 về một số chính sách về công tác DS-KHHGĐ tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021-2025. Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 29/4/2021, được triển khai thực hiện tại 59 xã khu vực III và 54 thôn, bản, tổ dân phố đặc biệt khó khăn. 

Nghị quyết số 11 được triển khai với mục tiêu giảm mức sinh và tỷ suất sinh thô; giảm tỷ lệ sinh con thứ ba; giúp phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai an toàn, tăng số người mới sử dụng biện pháp tránh thai, áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại... tại các xã, thôn, bản triển khai Nghị quyết. 

Đối tượng áp dụng là người dân các xã khu vực III và thôn, bản, tổ dân phố đặc biệt khó khăn; người vận động thực hiện đặt dụng cụ tử cung, triệt sản, uống thuốc tránh thai; nhân viên y tế thôn bản kiêm cộng tác viên dân số, làm nhiệm vụ dân số… 

Theo đó, tại các xã, thôn, bản thực hiện Nghị quyết sẽ được hỗ trợ các chính sách như: chi phí dịch vụ KHHGĐ; bồi dưỡng người thực hiện, người vận động triệt sản và đặt dụng cụ tử cung; bồi dưỡng cho nhân viên y tế thôn, bản kiêm cộng tác viên dân số làm nhiệm vụ dân số; tổ chức chiến dịch truyền thông... Là những thuận lợi để công tác DS-KHHGĐ đạt những kết quả tốt nhất.  

Với khẩu hiệu "Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, chị Triệu Thị Chí - cán bộ chuyên trách công tác DS-KHHGĐ xã Xuân Lai, huyện Yên Bình đi tìm hiểu, nắm bắt từng hoàn cảnh gia đình tại xã để tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về DS-KHHGĐ. 

Chị Chí chia sẻ: "Là cộng tác viên dân số tôi đến từng hộ gia đình sinh con một bề, nhất là một bề gái để tuyên truyền, vận động cho họ hiểu dù gái hay trai chỉ hai là đủ”. 

Là xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, tư tưởng có con trai nối dõi từ bao đời đã ăn sâu trong tiềm thức nhiều người. Thêm vào đó, không ít người dân trong xã chưa nắm rõ về chính sách DS-KHHGĐ nên việc tiếp cận, gặp gỡ và tuyên truyền còn nhiều trở ngại. 

Tuy nhiên, nhờ làm tốt công tác tư vấn, vận động với phương châm "mưa dầm thấm sâu” đã giúp người dân hiểu và chấp nhận dùng các biện pháp tránh thai, thực hiện đúng chính sách DS-KHHGĐ, vì vậy tỷ lệ sinh con thứ ba ở xã đã giảm nhiều. Nhờ đó, Xuân Lai là một trong 3 xã được UBND tỉnh khen thưởng vì đạt tiêu chí giảm trên 50% số người sinh con thứ ba trở lên vào năm 2021. 

Năm 2021, năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết trong giai đoạn 2021-2025 về công tác DS-KHHGĐ tại xã khu vực III và thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II, I đã có những chuyển biến tích cực. 

Theo đó, tỷ suất sinh thô tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn là 17,3%; tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên là 17,7%; số người mới sử dụng biện pháp tránh thai đạt 57.296/56.800 người, tỷ lệ áp dụng các biện pháp tránh thai an toàn đạt 69,3%, số người mới đặt dụng cụ tử cung là 3.416 người, triệt sản là 49 người… Và tổng kinh phí thực hiện các chính sách theo Nghị quyết 11 năm 2021 là 2,1 tỷ đồng. 

Có được kết quả trên là do các xã, thôn, bản đã tổ chức tốt các chiến dịch truyền thông, ngoài ra có sự tham gia tích cực của đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản kiêm cộng tác viên DS. Đã có 3 xã đạt tiêu chí giảm trên 50% số người sinh con thứ ba trở lên so với năm 2020 được UBND tỉnh thưởng 1,5 triệu đồng/xã và 43 thôn, bản đặc biệt khó khăn đạt tiêu chí không có người sinh con thứ ba trở lên được thưởng với số tiền trên 36 triệu đồng. 

Tuy nhiên, là năm đầu thực hiện Nghị quyết, thời gian triển khai thực tế tại cơ sở được 7 tháng nên kết quả chưa đạt mục tiêu đề ra. Tỷ suất sinh thô tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn cao hơn mức chung toàn tỉnh.

Để công tác DS-KHHGĐ tại các xã thôn, bản, đặc biệt khó khăn có kết quả khả quan, thời gian tới cần tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền địa phương với công tác dân số, đặc biệt là giảm mức sinh thành nội dung trọng tâm trong công tác lãnh, chỉ đạo. 

Tiếp tục làm tốt công tác phổ biến, tuyên truyền rộng rãi để người dân biết và tham gia vận động các đối tượng có liên quan thực hiện các chính sách của Nghị quyết. Đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền vận động nhằm thay đổi nhận thức của người dân và cặp vợ chồng về ý nghĩa, tầm quan trọng chăm sóc sức khỏe sinh sản và thực hiện KHHGĐ....

Thu Hiền 

Tags Xuân Lai Dân số - Kế hoạch hóa gia đình sức khỏe sinh sản

Các tin khác
Từ khi có công trình nước sạch, người dân xã Tân Nguyên được dùng nước hợp vệ sinh, không còn lo thiếu nước vào mùa khô

Là xã vùng 3 của huyện Yên Bình, xã Tân Nguyên có trên 60% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Những năm qua, được sự đầu tư của Nhà nước hơn 90% hộ dân trong xã đã được dùng nước hợp vệ sinh. Các đơn vị trường học, trạm y tế, trụ sở UBND xã đều được sử dụng nước hợp vệ sinh và có các công trình phụ trợ đảm bảo tiêu chí.

Lãnh đạo Chi cục Thủy lợi kiểm tra việc vận hành công trình nước sạch tại xã Đông An, huyện Văn Yên.

Thời gian qua, bằng các nguồn vốn, tỉnh Yên Bái đã chú trọng đầu tư xây dựng, sửa chữa nâng cấp các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn. Hết năm 2021 toàn tỉnh có 538 công trình cấp nước tập trung và trên 100.000 công trình cấp nước nhỏ lẻ là các giếng đào, giếng khoan, téc nước; tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước hợp vệ sinh là 92%

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh thăm hỏi, trao quà cho đại biểu Người có uy tín tỉnh Yên Bái nhân dịp Đoàn về thăm Thủ đô Hà Nội (năm 2020).

Thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã triển khai đầy đủ các chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Qua đó, phát huy tốt vai trò người có uy tín trong mọi công tác ở cơ sở.

Ảnh minh họa.

Chiều 3-5, đại diện Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, qua giám sát, đến nay, Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân ở trẻ em.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục