Người lao động "thắt lưng" trong “bão giá”

  • Cập nhật: Thứ tư, 31/8/2022 | 7:56:35 AM

YênBái - Câu chuyện về giá cả đã trở thành đề tài nóng, được nhiều người dân, đặc biệt là công nhân, người lao động (NLĐ) quan tâm trong thời gian gần đây. Các mặt hàng ăn theo giá xăng dầu thi nhau tăng giá, hình thành cơn “bão giá”, “bủa vây” công nhân, NLĐ trên địa bàn.

Người lao động có thu nhập thấp phải tính toán, cân đối thu chi hợp lý khi giá cả leo thang.
Người lao động có thu nhập thấp phải tính toán, cân đối thu chi hợp lý khi giá cả leo thang.

Đầu năm 2022, giá xăng dầu tăng cao từ đó mọi loại hình dịch vụ, các mặt hàng, thực phẩm cũng được đà đồng loạt tăng theo. Theo Cục Thống kê tỉnh Yên Bái, chỉ số giá tiêu dùng tháng 6/2022 so với tháng trước tăng 1,1%, so với tháng 12 năm trước tăng 5,23%, so với cùng kỳ năm trước tăng 6,08%, bình quân 6 tháng so với cùng kỳ năm trước tăng 3,97%. 

So với tháng trước, 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số tăng cụ thể là: hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,53%; đồ uống và thuốc lá tăng 1,27%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,11%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 1,36%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,68%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,02%; giao thông tăng 4,82%; bưu chính viễn thông tăng 0,01%; giáo dục tăng 0,41%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 3,87%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,31%. 

Tình trạng giá nhu yếu phẩm tăng cao, đặc biệt là thực phẩm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của rất nhiều công nhân, NLĐ, nhất là những người có thu nhập thấp đã gặp không ít khó khăn trong việc cân đối thu chi. Bởi lẽ, thực phẩm là thứ thiết yếu hàng ngày, giá cả phụ thuộc vào rất nhiều điều kiện, trong đó có giá xăng. Bên cạnh đó, nhiều loại gia vị thiết yếu như mì chính, dầu ăn… cũng tăng. 

Nguyên nhân được các nhà cung cấp, chủ đại lý lý giải là do cước vận chuyển tăng cao. Nhưng thực tế, từ tháng 7 đến nay, đã hơn 1 tháng kể từ khi giá xăng giảm, các mặt hàng nhu yếu phẩm, thực phẩm vẫn không có dấu hiệu "giảm nhiệt", công nhân, NLĐ có thu nhập thấp chưa thể thoát khỏi cơn "bão giá”.

Chị Lương Thị Tần, công nhân Công ty TNHH Tư vấn đầu tư xây dựng giao thông, huyện Yên Bình cho biết: "Không chỉ thực phẩm, đồ ăn thức uống tăng giá mà cả các mặt hàng may mặc, thiết bị đồ dùng gia đình… đều tăng. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ văn hóa, giải trí và du lịch có thể không cần thiết phải chi tiêu nhưng thực phẩm thì không thể đừng được. Giá các loại thực phẩm như thịt, cá, rau quả… thi nhau tăng trong khi tiền lương thì vẫn vậy. Nên giờ mua sắm gì tôi cũng phải cân nhắc, tính toán xem có phù hợp hay không, mới đủ vo véo trong đồng lương eo hẹp”. 

Còn anh Nguyễn Cát Hùng - công nhân Công ty cổ phần Junna Yên Bái, Cụm Công nghiệp Âu Lâu, xã Âu Lâu, thành phố Yên Bái thì chia sẻ: "Giá cả leo thang khiến gia đình tôi phải thắt chặt chi tiêu và hạn chế mua sắm. Ngày trước, trung bình mỗi ngày gia đình tôi chi khoảng 100.000 đồng tiền thức ăn cho 4 người ăn thì nay phải gần 150.000 đồng mới đảm bảo đủ dinh dưỡng, sức khỏe cho cả nhà. Trong khi đó, nếu chấp nhận mua đồ rẻ thì nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm rất cao”. 

Không chỉ anh Hùng, chị Tần mà hàng nghìn công nhân lao động trên địa bàn tỉnh đang lao đao trong cơn "bão giá”. Trải qua hơn 2 năm khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, NLĐ đang trở lại cuộc sống bình thường thì lại tiếp tục đối mặt với nỗi lo biến động của giá cả thị trường. 

Trước thực trạng đó, Nhà nước đã có nhiều chính sách kịp thời hỗ trợ NLĐ như: Nghị quyết số 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ NLĐ và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; Nghị quyết số 116/NĐ-CP về chính sách hỗ trợ NLĐ và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp; gần đây là Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho NLĐ… 

Ngoài ra, vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện về việc tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá. Theo đó, Sở Công Thương cũng tăng cường công tác giám sát, quản lý theo địa bàn, triển khai các biện pháp nghiệp vụ, xây dựng phương án, kế hoạch, theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường, tổ chức nắm bắt tình hình thực hiện của các tổ chức, cá nhân kinh doanh để có các biện pháp điều hành, bình ổn giá phù hợp; triển khai đợt cao điểm kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về giá, các biện pháp kê khai, niêm yết giá và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng để tăng giá bất hợp lý. 

Với những chính sách hỗ trợ, sự vào cuộc của các cơ quan chức năng tin tưởng sẽ sớm bình ổn giá, giúp NLĐ ổn định cuộc sống.

Thu Hiền

Tags Người lao động công nhân bão giá giá xăng dầu Nghị quyết số 68

Các tin khác
Mảnh vỡ từ sức ép vụ nổ vung vãi khắp hiện trường.

Vụ nổ lớn xảy ra tại Công ty TNHH Seo Jin Auto (Từ Sơn, Bắc Ninh) khiến nhiều công nhân bị thương, phải nhập viện cấp cứu.

Lanh đạo huyện Trấn Yên khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong cuộc diễn tập.

Nhằm nâng cao trình độ, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng; quản lý, điều hành của chính quyền trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, chuyển địa phương sang thời chiến, chuẩn bị các điều kiện phục vụ chiến đấu trong khu vực phòng thủ bảo vệ địa phương theo Nghị quyết 28 của Bộ chính trị, ngày 30/8 tại xã Việt Hồng, Ban Chỉ đạo diễn tập huyện Trấn Yên đã chỉ đạo xã Việt Hồng và Hưng Thịnh diễn tập chiến đấu khu vực phòng thủ.

Lãnh đạo huyện Lục Yên và đại diện BIDV Yên Bái trao tặng nhà ở cho 2 hộ nghèo tại 2 xã An Lạc và Minh Chuẩn.

Ngày 30/8, UBND huyện Lục Yên phối hợp với Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Chi nhánh Yên Bái, Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ BIDV MetLife tổ chức khánh thành nhà tình nghĩa cho 2 hộ nghèo hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại 2 xã An Lạc và Minh Chuẩn.

Lãnh đạo Hội LHPN tỉnh trao đổi tại buổi đối thoại.

Sáng 30/8, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã tổ chức buổi đối thoại chính sách và các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ và trẻ em.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục