Giá thuốc tăng vọt vì khan hiếm

  • Cập nhật: Thứ hai, 26/9/2022 | 7:44:51 AM

Không chỉ Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương, một số bệnh viện và phòng khám nha khoa cho biết thuốc gây tê đang cháy hàng do nguồn cung đứt gãy. Do khan hiếm thuốc nên giá đã được đẩy lên rất cao.

Giá thuốc tăng và tình trạng thiếu thuốc khiến công tác chữa trị bệnh nhân gặp khó khăn
Giá thuốc tăng và tình trạng thiếu thuốc khiến công tác chữa trị bệnh nhân gặp khó khăn

Giá tăng tới 1,5 lần

Hiện lượng thuốc tê dự trữ tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương còn khoảng 2.000 ống, chỉ đủ dùng trong 2 tuần tới. Trong khi mỗi ngày bệnh viện điều trị cho khoảng 1.000 bệnh nhân. Với 2/3 dịch vụ ngoại trú phải sử dụng thuốc tê, bệnh viện đang phải chật vật xoay xở.

PGS.TS Trần Cao Bính, Giám đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương cho biết, hiện có 3 loại thuốc gây tê được sử dụng trong nha khoa cung ứng vào bệnh viện. Loại thuốc có nguy cơ khan hiếm là thuốc tê chuyên dụng dành cho nha khoa, trong đó chứa Lidocain 2%.

Tuy nhiên, trong lúc chờ đợi, bệnh viện đã liên hệ với các nhà cung ứng khác cung cấp thuốc tê nồng độ adrenaline 4%. Loại thuốc này tốt và đắt hơn thuốc tê đang dùng.

"Thuốc tê không chỉ có một loại, nếu không có loại này thì có loại khác thay thế để bảo vệ quyền lợi cho người bệnh, không để bệnh nhân bị gián đoạn điều trị”, PGS.TS Trần Cao Bính nói.

Một bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt làm tại phòng khám tư ở Hà Nội cho biết, trước đây loại thuốc gây tê của Hàn Quốc chỉ có giá khoảng 400.000 đồng/hộp 100 ống nhưng nay giá bị đẩy lên tới 1,5 triệu đồng mà vẫn khó khăn về nguồn hàng.

"Trong khi đó với loại thuốc gây tê của Pháp, trước đây có giá gần 700.000 đồng/hộp 50 ống thì thời gian qua khó khăn lắm tôi mới mua được một hộp thuốc với giá 2,6 triệu đồng. Và chỉ ít ngày sau đó khi hỏi mua thêm giá đã tăng hơn 3 triệu đồng/hộp nhưng cũng không có nhiều hàng để mua”, vị bác sĩ này cho hay.

Hiện 2 thuốc gây tê có xuất xứ từ Pháp gồm Lino-cain và Adelanin (bao bì màu đỏ) rất khan hiếm. Tình trạng khan hiếm này diễn ra hơn 1 tháng qua. Do không mua được loại thuốc của Pháp nên một số bệnh viện và phòng khám phải chuyển sang mua và sử dụng loại của Hàn Quốc.

"Thuốc của Pháp hiệu quả điều trị tốt hơn và phản ứng phụ thấp hơn, tuy nhiên do thị trường khan hiếm nên một số loại thuốc tê dùng trong nha khoa đã bị đẩy giá tăng tới 1,5 lần”, một bác sĩ cho biết.

Hơn 10.000 giấy đăng kí lưu hành thuốc sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2022. Năm 2023 có 3.741 giấy hết hạn, nguy cơ thiếu thuốc dai dẳng nếu không nhanh chóng sửa Luật Dược. Theo các chuyên gia y tế, thủ tục hành chính đang gây khó khăn cho doanh nghiệp, làm chậm việc tiếp cận thuốc của người dân, có nơi phát sinh thiếu thuốc khám chữa bệnh.

PGS.TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, dù đã rất rốt ráo tìm nguồn thuốc, vật tư nhưng hiện vẫn thiếu. Có hai lí do dẫn đến tình trạng này là đấu thầu nhưng không có doanh nghiệp nào trúng, trúng nhưng không cung cấp hàng và doanh nghiệp cung cấp bị đứt chuỗi cung ứng.

Hiện nhiều vật tư tiêu hao, sinh phẩm có trong gói thầu và dù trúng thầu nhưng các nhà cung cấp, các đơn vị phân phối không cung ứng được.

Bên cạnh đó, giá của các mặt hàng này hiện tại so với giá đã trúng thầu tăng lên rất nhiều nên nhiều công ty không thể chào thầu với giá cũ vì sẽ bị lỗ.

Ðâu là lời giải cho bài toán thiếu thuốc?

Theo một số bệnh viện, nguyên nhân của việc chậm cung ứng thuốc là do giấy phép nhập khẩu thuốc tê đã hết hạn từ tháng 3/2022, chờ thủ tục hoàn thiện từ Cục Quản lí dược (Bộ Y tế).

Về vấn đề này, đại diện Bộ Y tế cho biết đã nhận được công văn của Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương phản ánh về tình hình cung ứng thuốc gây tê của bệnh viện.

"Đối với mặt hàng thuốc gây tê hiện có 5 số đăng kí khác nhau, do đó các cơ sở y tế có thể dùng xen kẽ hoặc thay thế bằng các loại thuốc khác tương tự. Tuy nhiên, kể cả loại thuốc mà các bệnh viện phàn nàn là thiếu hiện vẫn còn hơn 4.000 lọ, có thể đủ dùng trong một vài tuần. Cục Quản lí Dược đang rà soát, xem xét hồ sơ của đơn vị nhập khẩu. Dự kiến, một vài ngày tới giấy phép nhập khẩu của các đơn vị sẽ tiếp tục được gia hạn”, đại diện Bộ Y tế thông tin.

Chung tình trạng thiếu thuốc là Bệnh viện E, Bệnh viện Tim Hà Nội. Những bệnh viện này đã giảm còn 50% ca phẫu thuật khi thiếu Protamin sulfat, một loại thuốc đông máu không thể thiếu trong phẫu thuật tim. Các chuyên gia lo ngại nếu mổ đúng công suất, thuốc không về kịp thì khi gặp các ca cấp cứu sẽ khó giải quyết.

Từ thực tế Bệnh viện Bạch Mai, PGS.TS. Đào Xuân Cơ cho hay, bệnh viện hoàn toàn tự tin trong việc mua sắm nếu như các văn bản pháp quy được sửa theo hướng dễ hiểu, dễ làm.

"Nếu có các văn bản pháp quy rõ ràng và tạo điều kiện cho việc mua sắm minh bạch, công khai thì chắc chắn những nhà quản lí sẽ không gặp khó khăn gì khi mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế và thuốc cho người bệnh”, TS Cơ khẳng định.

Về mặt thể chế, trong buổi tọa đàm mới đây, TS Nguyễn Huy Quang, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho rằng, Bộ cần khẩn trương sửa đổi và sớm ban hành các thông tư hướng dẫn đấu thầu, thông tư về đăng kí thuốc, giá thuốc, thông tư hướng dẫn mua sắm trang thiết bị y tế, trong đó có vật tư y tế ở các mức độ khác nhau. Đồng thời, rà soát lại toàn bộ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư có vướng mắc, ảnh hưởng đến quá trình đấu thầu.

TS Nguyễn Huy Quang thừa nhận "tình trạng cơ chế pháp lí của chúng ta đang còn những tồn tại” là nguyên nhân chủ yếu.

Ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân khác, như năng lực tham gia thực hiện đấu thầu còn hạn chế; giá mời thầu thấp so với giá thực tế nên không thu hút được doanh nghiệp tham gia; việc gia hạn, cấp số đăng kí chậm; vấn đề tham gia đấu thầu tập trung quốc gia, đàm phán thuốc quốc gia… cũng có những hạn chế nên ảnh hưởng tới nguồn cung.

Phó Giám đốc Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc quốc gia Nguyễn Thị Ngọc Bảo cho rằng, nhiều văn bản quy phạm pháp luật của chúng ta không theo kịp thực tế nên đây là nguyên nhân ảnh hưởng đến thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế.

(Theo TPO)

Các tin khác
Hội nghị tuyên truyền về an toàn giao thông cho đoàn viên, công nhân khu công nghiệp.

Hình thức tuyên truyền, vận động được các cấp công đoàn Yên Bái đổi mới, linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn; kết hợp giữa hình thức trực quan và ứng dụng công nghệ thông tin. Qua đó, kịp thời tuyên truyền sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến người lao động trong tỉnh.

Nhiều người dân chỉ lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng.

Xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về một cuộc sống khỏe mạnh, xu hướng sử dụng thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc đã trở thành một điểm nhấn quan trọng trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày. Đây không chỉ là một trào lưu tạm thời, mà là một cách tiếp cận mới đáp ứng nhu cầu an toàn, bền vững và chất lượng của con người. Những nỗ lực của cộng đồng người tiêu dùng ở Yên Bái đã tạo ra những thay đổi tích cực trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và gắn kết trong cộng đồng.

Chương trình ngoại khoá với chủ đề

Nhằm lan tỏa thông điệp về bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa cho học sinh, thời gian qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá ý nghĩa với chủ đề trình diễn thời trang tái chế, bảo vệ môi trường.

Hiện xã Sơn A, thị xã Nghĩa Lộ đã đặt 57 thùng chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại các cánh đồng.

Vừa qua, Hội Nông dân (HND) thị xã Nghĩa Lộ đã triển khai mô hình điểm "Thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, tăng cường quản lý chất thải nhựa trong trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và cộng đồng dân cư thông qua các tổ tự quản” tại xã Sơn A. Từ hiệu quả mô hình, HND thị xã đã nhân rộng ra tất cả các cơ sở Hội trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục