Đồng bào Công giáo Yên Bái thi đua yêu nước

  • Cập nhật: Thứ hai, 3/10/2022 | 8:50:12 AM

YênBái - Toàn tỉnh hiện có trên 60.000 tín đồ Công giáo. Những đóng góp của đồng bào Công giáo đã và đang góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, sớm đưa Yên Bái trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc.

Các cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước trong đồng bào Công giáo giai đoạn 2017 - 2022 nhận bằng khen của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái.
Các cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước trong đồng bào Công giáo giai đoạn 2017 - 2022 nhận bằng khen của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái.

Phát huy tinh thần đoàn kết, cần cù, sáng tạo trong lao động, nhiều hộ gia đình giáo dân đã mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, góp phần hình thành các vùng chuyên canh cây trồng trên địa bàn tỉnh và nâng cao thu nhập cho gia đình. 

Điển hình như: hộ ông Nguyễn Thanh Sơn, tổ 12, thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên phát triển mô hình trồng cây ăn quả, trồng rừng, hàng năm cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm; ông Nguyễn Quốc Bảo, thôn Bản Giềng, xã Trúc Lâu, huyện Lục Yên thành lập cơ sở sơ chế gỗ rừng trồng cho thu nhập từ 250 - 300 triệu đồng/năm; hộ ông Trần Văn Giang, thôn Trung Tâm, xã Yên Phú phát triển mô hình trang trại chăn nuôi, trồng trọt thu nhập trên 500 triệu/đồng/năm…

Cùng với thi đua phát triển kinh tế, hưởng ứng các phong trào thi đua: "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, sống tốt đời đẹp đạo”, "Chung tay xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”..., các gia đình giáo dân trên địa bàn tỉnh đã nêu cao ý thức thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh; không tổ chức lễ cưới gây tốn kém tiền của, thời gian; không tổ chức lễ tang vi phạm các quy định của địa phương và Nhà nước; không vứt vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng; không lấn chiếm hành lang, vỉa hè, lòng đường làm nơi buôn bán. 

Đồng thời tích cực tham gia giữ gìn an ninh trật tự, phòng, chống tội phạm ma túy, mại dâm; giữ gìn thuần phong mỹ tục, không tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; tự nguyện đóng góp hàng nghìn ngày công, hàng trăm triệu tiền mặt và phá dỡ nhiều cây trồng, vật kiến trúc để làm đường nông thôn, xây dựng nhà văn hóa... 

Tiêu biểu như: hộ ông Nguyễn Văn Sự, thôn Tân Thành, xã Quy Mông, huyện Trấn Yên hiến 1.250 m2 đất làm đường nông thôn và xây Trường mầm non xã Quy Mông; bà Trần Thị Nghiệp, thôn Làng Cạn, xã Mông Sơn, huyện Yên Bình hiến 300 m2 đất làm đường; ông Phạm Văn Hiệp, xã Đại Minh, huyện Yên Bình hiến 300 m2 đất làm đường liên thôn; ông Nguyễn Văn Hóa, thôn Yên Hòa, xã Yên Hợp, huyện Văn Yên hiến 1.473 m2 đất làm đường… 

Cùng đó, trong thời gian qua, đồng bào Công giáo trên địa bàn tỉnh còn tích cực tham gia công tác khuyến học, khuyến tài; động viên con em trong độ tuổi tham gia khám tuyển nghĩa vụ quân sự, lên đường nhập ngũ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đạt 100%; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, toàn tỉnh có trên 500 người Công giáo tham gia cấp ủy, chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; 218 người là đại biểu HĐND các cấp; 286 người tham gia ủy viên ủy ban MTTQ các cấp và giữ các trọng trách quan trọng trong cơ quan Nhà nước từ tỉnh đến cơ sở. 

Đặc biệt, phát huy tinh thần đoàn kết, "tương thân, tương ái”, thời gian qua, các giáo xứ, giáo họ trong đồng bào Công giáo đã quyên góp, ủng hộ nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em nghèo vượt khó trên địa bàn tỉnh với số tiền hàng tỷ đồng để sửa chữa, làm mới nhà ở, mua đồ dùng sách vở, đầu tư phát triển sinh kế. Trong đó, đã ủng hộ "Quỹ Phòng chống thiên tai” hơn 306 triệu đồng; ủng hộ xây dựng nhà Đại đoàn kết hơn 220 triệu đồng, xây nhà văn hóa 192 triệu đồng; ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19 hơn 2 tỷ đồng...

Những đóng góp của đồng bào Công giáo đã và đang góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc trong tỉnh thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, sớm đưa Yên Bái trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc.

Hồng Oanh

Tags Công giáo Yên Bái giáo dân thi đua kinh tế nông thôn mới đô thị văn minh khối đại đoàn kết

Các tin khác
Những con đường đẹp sau nhiều đóng góp

Đồng bào dân tộc Dao (xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên) đã không ngần ngại hiến đất để làm đường giao thông với mong muốn xây dựng bản làng giàu đẹp. 9 tháng đầu năm, nhân dân Văn Yên đã hiến 110.071 m2 đất, phá bỏ 8.287m2 tường rào và 33.806 cây trồng các loại để làm đường giao thông nông thôn.

Ảnh minh họa

Đau đầu vì thiếu dược sĩ đứng quầy, đây là thực tế ghi nhận tại nhiều nhà thuốc truyền thống tại Hà Nội từ đầu năm đến nay.

Đồng chí Triệu Tiến Thịnh - Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh (hàng trước, bên phải) cùng lãnh đạo hội khuyến học các huyện, thị, thành phố ký kết phát động thi đua đẩy mạnh Phong trào Xây dựng xã hội học tập tại tỉnh từ năm 2022 - 2025 và giai đoạn 2021 - 2030.

Ngày 2/10 là Ngày Khuyến học Việt Nam cũng là ngày cách đây 22 năm, Hội Khuyến học tỉnh Yên Bái được thành lập. Qua thời gian và các giai đoạn lịch sử khác nhau, Hội đã phát triển không ngừng, trở thành một tổ chức xã hội hoạt động tự giác, tự nguyện có quy mô rộng lớn, liên kết thành một liên minh chặt chẽ, lan tỏa sâu rộng khắp trong toàn tỉnh.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm Nhà tưởng niệm.

Sáng 1/10, UBND tỉnh Yên Bái và đại diện Công an các tỉnh Yên Bái, Cao Bằng, Lạng Sơn cùng với gia đình đã tổ chức lễ khánh thành Nhà tưởng niệm đồng chí đại tá, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Đào Đình Bảng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục