Phí đào tạo cấp bằng lái ô tô có thể tăng cao

  • Cập nhật: Thứ năm, 12/1/2023 | 9:07:44 AM

Các trung tâm sát hạch, cấp giấy phép lái xe được xây dựng mức phí đào tạo. Nhiều người lo ngại phí sẽ tăng do từ năm 2023 yêu cầu bắt buộc phải học lái xe trên cabin mô phỏng.

Chi phí đào tạo lái xe hiện nay đã bao gồm cả giám sát quãng đường học thực hành.
Chi phí đào tạo lái xe hiện nay đã bao gồm cả giám sát quãng đường học thực hành.

Chị Nguyễn Ngọc Trang ở Hà Đông (Hà Nội) cho biết, ngày 3/1, chị liên hệ đăng ký học lái ô tô bằng B2, một trung tâm đào tạo thông báo mức phí sát hạch là 17 triệu đồng. Theo chị Trang, mức này là quá cao so với trước đó 1 - 2 tháng.

"Tháng 11 năm ngoái, bạn tôi học lấy bằng B2 chỉ mất chi phí hơn 12 triệu đồng. Trung tâm nơi tôi đăng ký cho hay, từ 1/1/2023, người học phải nộp thêm tiền học lái mô phỏng trên cabin tập lái nên chi phí đào tạo tăng lên", chị Trang thông tin.

Theo Thông tư 04 sửa đổi Thông tư 12 của Bộ GTVT về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, cơ sở đào tạo lái xe phải trang bị và duy trì cabin học lái, thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học thực hành trên đường của học viên.

Thời gian học thực hành lái xe trên cabin mô phỏng của mỗi học viên được quy định như sau:

Học viên học bằng lái ô tô hạng B1, B2 và C là 3 giờ/khóa học. Học viên học nâng hạng bằng lái ô tô là 1 giờ (riêng học nâng hạng từ B1 tự động số lên B1 thì không phải học thực hành lái xe trên cabin mô phỏng).

Do từ năm 2023, học phần học thực hành lái ô tô trên cabin mô phỏng được đưa vào giảng dạy ở các trung tâm đào tạo lái xe nên lúc thi sát hạch lái ô tô, học viên sẽ phải thi cả bài thi mô phỏng các tình huống giao thông trên máy tính.

Ông Nguyễn Đức Hải, Giám đốc Trung tâm sát hạch và cấp giấy phép lái ô tô Đức Thịnh cho biết, chi phí đào tạo lái xe hiện nay đã bao gồm cả giám sát quãng đường học thực hành. Việc học qua cabin tập lái, học viên học giờ nào tính thêm tiền giờ đó. 

Mức phí đào tạo không quy định cố định mà phụ thuộc vào từng trung tâm và khả năng của người học. Cụ thể, nếu người học bình thường chi phí chỉ 12 - 13 triệu, nhưng người học yếu thì mức phí có thể cao hơn do học thêm giờ, phải đóng thêm tiền. Mức phí cũng phụ thuộc vào điều kiện, cơ sở vật chất, chất lượng xe ô tô tập lái... 

"Với bằng B2, học viên phải học thực tế trên đường 810km (tương đương 20 giờ). Một số người học có thể học thêm để thuần thục hơn. Tuy nhiên, về mặt bằng chung, mức phí chưa thể cao đến mức 17-18 triệu đồng", ông Hải nói.

Tăng phí đào tạo không quá 15%/năm

Đại diện một trung tâm đào tạo lái xe ở Bắc Ninh cho hay, việc đầu tư thêm thiết bị đào tạo cabin tập lái sẽ khiến nhiều trung tâm đẩy mức phí đào tạo tăng cao. Tuy nhiên, việc tăng bao nhiêu, các trung tâm phải cân nhắc vì sẽ ảnh hưởng tới tính cạnh tranh.


Học viên lái xe trên cabin tập lái mô phỏng các tình huống có thể xảy ra trên đường. 

Đại diện Cục Đường bộ Việt Nam cho biết, theo Nghị định 81 của Chính phủ, mức phí đào tạo được giao cho các cơ sở tự xây dựng rồi trình lên cấp có thẩm quyền. Mỗi năm, các trung tâm không được tăng phí đào tạo quá 15%. 

Ông Nguyễn Xuân Cường, Cục trưởng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, chi phí học lái xe ô tô hiện nay đã bao gồm cả các khoản đầu tư của các trung tâm đào tạo. Trong đó có thiết bị giám sát thời gian học thực tế để đảm bảo học viên có kiến thức học thực hành, có kinh nghiệm đi trên đường. 

Về chi phí đào tạo hiện nay do thị trường điều tiết. Vì có nhiều cơ sở đào tạo nên khi một trung tâm nào đó tăng phí cao thì sẽ giảm học viên đăng ký theo học. Do vậy các cơ sở đào tạo cần tính toán, bởi mức phí hiện nay đã gồm đầy đủ các chi phí đầu tư của trung tâm. 

Theo thông tư 04, từ 1/1/2023, thời gian học thực hành lái xe trên cabin mô phỏng đối với hạng B1, B2 và C là 3h/khóa học; Học viên học nâng hạng bằng lái xe ô tô là 1h (Học nâng hạng từ B1 số tự động lên B1 không phải học thực hành lái xe trên cabin mô phỏng).

Do từ năm 2023, khi học phần học thực hành lái xe ô tô trên cabin mô phỏng được đưa vào giảng dạy ở các trung tâm đào tạo lái xe ô tô nên lúc thi sát hạch học viên sẽ phải thi cả bài thi mô phỏng các tình huống giao thông trên máy tính.

Phần thi mô phỏng các tình huống giao thông chỉ được thực hiện sau khi học viên đã vượt qua bài thi lý thuyết. 

Nếu vượt qua bài thi lý thuyết và phần mềm mô phỏng tình huống giao thông, người học sẽ được thi tiếp bài thi thực hành lái xe trong hình và trên đường.

Khi đạt tất cả các bài thi nêu trên, học viên mới được công nhận trúng tuyển và cấp bằng lái xe ô tô theo hạng đã đăng ký thi.

(Theo Vietnamnet)

Các tin khác
Cán bộ Phòng Văn hóa - Văn nghệ và Khoa giáo, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trao đổi về xây dựng môi trường công sở “Xanh - sạch - đẹp”.

Thời gian qua, Phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) tỉnh Yên Bái thi đua thực hiện văn hóa công sở” đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, thái độ, hành động của CBCCVC trong việc xây dựng nếp sống văn hóa tại cơ quan, góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế của cơ quan hành chính nhà nước trong tỉnh.

Giờ học Giáo dục quốc phòng của học sinh Trường THPT Cảm Nhân, huyện Yên Bình. Ảnh minh họa

Ngày 11/1, UBND tỉnh đã có Công văn số 86/UBND-NC yêu cầu tăng cường phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm, vi phạm pháp luật trong học sinh, sinh viên.

Công chức, viên chức được nghỉ Tết Nguyên đán 7 ngày.

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 7 ngày, từ 29 tháng Chạp năm Nhâm Dần tới hết mùng 5 tháng Giêng năm Quý Mão (20-26/1/2023).

Các em học sinh say sưa với trải nghiệm gói bánh chưng trong dịp Tết cổ truyền dân tộc.

Với mong muốn mang đến cho học sinh những trải nghiệm thú vị về ngày tết cổ truyền của dân tộc, chiều 11/1 (tức ngày 20/12 Âm lịch), Ban chấp hành Đoàn Trường THPT Nguyễn Trãi, thị xã Nghĩa Lộ đã tổ chức chương trình " Tổ chức thi gói bánh chưng và các trò chơi dân gian mừng xuân Quý Mão năm 2023” cho các em học sinh toàn trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục