Quy định mới về cấp giấy chứng nhận căn cước và quản lý người gốc Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ ba, 25/4/2023 | 3:19:32 PM

Theo Bộ Công an, dự thảo Luật Căn cước dành riêng điều khoản quy định việc cấp giấy chứng nhận căn cước và quản lý người gốc Việt Nam.

Sẽ có một số thay đổi về thẻ căn cước trong dự thảo Luật Căn cước. Ảnh minh họa
Sẽ có một số thay đổi về thẻ căn cước trong dự thảo Luật Căn cước. Ảnh minh họa

Theo đó, tại khoản 10 điều 3 và điều 7 dự thảo Luật quy định việc cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch.

Cụ thể, người gốc Việt Nam gồm: Người đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống; con ruột, cháu ruột của người nêu trên.

Theo Bộ Công an, giấy chứng nhận căn cước là giấy tờ tùy thân của người gốc Việt Nam có giá trị chứng minh thông tin về căn cước của người đó trên lãnh thổ Việt Nam. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu người gốc Việt Nam xuất trình giấy chứng nhận căn cước để kiểm tra; được sử dụng số định danh của người gốc Việt Nam trên giấy chứng nhận căn cước để kiểm tra thông tin của người đó trong cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, dự thảo luật đã giao Chính phủ quy định chi tiết việc cấp số định danh của người gốc Việt Nam, cấp, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận căn cước, thông tin được thu thập, cập nhật, lưu trữ và việc khai thác, sử dụng thông tin về người gốc Việt Nam trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước và việc quản lý người gốc Việt Nam.

Trong dự thảo cũng đề cập tới việc thu thập, cập nhật thông tin về người gốc Việt Nam vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước để giúp quản lý chặt chẽ hơn đối với những người này; cùng với đó các cơ quan nhà nước không phải thực hiện các hoạt động điều tra, thu thập thông tin của công dân và người gốc Việt Nam một cách đơn lẻ trong hoạt động quản lý nhà nước như xây dựng chính sách, quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển có sử dụng thông tin cá nhân để phân tích, đánh giá, dự báo; giảm nhân lực và đầu mối cần bố trí để quản lý thông tin cá nhân.

Trong quá trình thu thập thông tin về người gốc Việt Nam, cơ quan công an phải phối hợp với các cơ quan có liên quan để kiểm tra, rà soát và xác minh rất kỹ trước khi thu thập, cập nhật thông tin của họ vào cơ sở dữ liệu để quản lý. Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương được khai thác, sử dụng các thông tin để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Trong quá trình khai thác, sử dụng các thông tin khi có biến động về thông tin hoặc điều chỉnh thông tin của cơ quan có thẩm quyền thì Bộ Công an sẽ thu thập, kiểm tra và điều chỉnh phù hợp.

Theo Bộ Công an, chính sách này sẽ tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý nhà nước được chặt chẽ; đồng thời, tạo thuận lợi trong việc bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ và giải quyết chế độ chính sách cho người gốc Việt Nam đang sinh sống ổn định, lâu dài tại Việt Nam.

(Theo SGGP)

Các tin khác
Miền Bắc đón không khí lạnh liên tiếp vào cuối tháng 4.

Dự báo ngay sau đợt không khí lạnh tràn xuống nước ta hôm nay (25/4), khoảng ngày 28/4, miền Bắc, miền Trung đón thêm một đợt không khí lạnh mới.

Hoạt động “Đổi rác tái chế lấy cây xanh” được người dân thành phố Yên Bái hào hứng đón nhận, hưởng ứng tích cực.

Năm 2023 đánh dấu mốc kỷ niệm tròn 30 năm “Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn” do Ô-xtrây-li-a khởi xướng và được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc phát động trên phạm vi toàn thế giới từ năm 1993. Những năm qua, tỉnh Yên Bái ngày càng có nhiều hoạt động hưởng ứng “Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn” nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường (BVMT), hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Công tác tuyên truyền về dân số - kế hoạch hóa gia đình ở huyện vùng cao Trạm Tấu được thực hiện linh hoạt, đa dạng, hiệu quả.

Quy mô gia đình có 2 con trước đây là điều hiếm thấy thì nay được chấp nhận ngày càng rộng rãi ở vùng cao Trạm Tấu.

Đoàn công tác khánh thành công trình nước sạch tại điểm trường Nậm Đông.

Dự án "Nước sạch cho em" do Hội phụ nữ Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân (CSND) I thực hiện, nhằm mục đích huy động các nguồn lực để triển khai hiệu quả hoạt động tăng cường tiếp cận nguồn nước sạch cho trẻ em vùng khó khăn, nhất là ở các nhà trường vùng sâu, vùng xa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục