Nhà nước hỗ trợ chi phí cho người lao động dân tộc thiểu số đi làm việc ở nước ngoài

  • Cập nhật: Thứ ba, 29/8/2023 | 4:10:39 PM

Người lao động thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ đào tạo nghề, bồi dưỡng kỹ năng nghề; hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ tối đa 4 triệu đồng/người/khóa học.

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 55/2023/TT-BTC quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025.

Thông tư quy định rõ về hỗ trợ người lao động thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đi làm việc ở nước ngoài.

Theo đó, đối với người lao động là người dân tộc thiểu số, người lao động là người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo sinh sống ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, nội dung và mức hỗ trợ gồm:

Hỗ trợ đào tạo nghề, bồi dưỡng kỹ năng nghề: Theo chi phí thực tế; tối đa theo mức quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 7 Thông tư số 152/2016/TT-BTC;

Hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ: Tối đa 4.000.000 đồng/người/khóa học;

Hỗ trợ tiền ăn, sinh hoạt phí trong thời gian đào tạo: 50.000 đồng/người/ngày;

Hỗ trợ tiền ở trong thời gian đào tạo: 400.000 đồng/người/tháng;

Hỗ trợ tiền trang cấp đồ dùng cá nhân (quần áo đồng phục, chăn, màn, giày dép...) mức 600.000 đồng/người;

Hỗ trợ tiền đi lại (01 lượt đi và về) cho người lao động từ nơi đăng ký hộ khẩu thường trú đến địa điểm đào tạo: mức 200.000 đồng/người/khóa học đối với người lao động cư trú cách địa điểm đào tạo từ 15 km trở lên; mức 300.000 đồng/người/khóa học đối với người lao động cư trú tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn cách địa điểm đào tạo từ 10 km trở lên;

Hỗ trợ chi phí làm thủ tục đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài bao gồm:

Lệ phí cấp hộ chiếu, giấy thông hành, giấy phép xuất cảnh: mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 25/2021/TT-BTC ngày 07 tháng 04 năm 2021 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam;

Lệ phí làm thị thực (visa) theo mức quy định hiện hành của nước tiếp nhận lao động;

Chi phí khám sức khỏe theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, mức hỗ trợ tối đa 750.000 đồng/người.

Hình thức hỗ trợ

Hỗ trợ đào tạo, bổ túc kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho người lao động thuộc đối tượng được hỗ trợ thông qua cơ chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ với các cơ sở đào tạo nghề, ngoại ngữ hoặc doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trường hợp không đủ điều kiện hoặc không lựa chọn được đơn vị thực hiện dịch vụ hoặc người lao động đã hoàn thành khóa học từ trước đó thì thực hiện hỗ trợ trực tiếp cho người lao động khi đủ điều kiện xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài căn cứ các hóa đơn, chứng từ thực tế.

Thanh toán kinh phí hỗ trợ

Đối với trường hợp đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo: Thanh toán kinh phí thực hiện theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 32/2019/NĐ-CP.

Đối với trường hợp người lao động đã hoàn thành khóa học, đang chờ xuất cảnh: Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội hỗ trợ cho đối tượng trên cơ sở hóa đơn hoặc biên lai thu tiền đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, khám sức khỏe, hộ chiếu, thị thực, lý lịch tư pháp và các tài liệu liên quan chứng minh người lao động thuộc đối tượng được hỗ trợ.

***** Tại Yên Bái, năm 2023, huyện Trạm Tấu sẽ hỗ trợ 779 triệu đồng cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với các nội dung hỗ trợ gồm: đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ; tiền ăn, sinh hoạt phí, tiền ở trong thời gian tham gia đào tạo (bao gồm cả thời gian tham gia giáo dục định hướng), trang bị đồ dùng cá nhân thiết yếu; chi phí khám sức khỏe, hộ chiếu, thị thực và lý lịch tư pháp; giới thiệu, tư vấn cho người lao động và thân nhân; một phần chi phí đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ… Huyện cũng đã xây dựng kế hoạch đề ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, mỗi năm toàn huyện sẽ đưa 135 đến 170 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Đây được coi là biện pháp hiệu quả để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn, nhất là các xã đặc biệt khó khăn; đồng thời, nâng cao trình độ nghề nghiệp, tác phong làm việc tiên tiến, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giảm nghèo bền vững.

T.T (BT - chinhphu.vn)

Các tin khác
Các đại biểu cắt băng khánh thành công trình nâng cấp hệ thống nước sinh hoạt thị trấn Mậu A.

Sáng 29/8, UBND huyện Văn Yên đã khánh thành công trình nâng cấp hệ thống nước sinh hoạt thị trấn Mậu A.

An ninh hàng không tại các sân bay được tăng cường ở mức độ cao nhất trong dịp Quốc khánh

Cục Hàng không Việt Nam vừa ra quyết định áp dụng biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường cấp độ 1 tại các sân bay, các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay dịp lễ Quốc khánh 2/9.

Người dân tham gia làm đường giao thông nông thôn ở thôn Ngòi Chang.

Sau nhiều năm nỗ lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Tô Mậu, huyện Lục Yên đạt 14/19 tiêu chí theo chuẩn mới giai đoạn 2021-2025. Các tiêu chí còn lại về cơ bản hoàn thành phần lớn các chỉ tiêu nhỏ, xã phấn đấu hoàn thành sớm nhất để về đích xã NTM năm 2023.

Hàng năm, xã Bình Thuận tổ chức các giải thi đấu thể thao nhằm đẩy mạnh phong trào thể thao quần chúng của địa phương.

Nhiều năm qua, cấp ủy, chính quyền xã Bình Thuận, huyện Văn Chấn đã tích cực triển khai nhiều nội dung, hoạt động, nhằm đẩy mạnh phong trào gắn với thực hiện xây dựng nông thôn mới (XDNTM), từng bước nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân, khơi dậy ý thức đoàn kết cộng đồng và tinh thần tự quản trong từng khu dân cư.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục