Yên Bái đẩy mạnh hoạt động trợ giúp pháp lý ở cơ sở

  • Cập nhật: Thứ ba, 17/10/2023 | 7:35:40 AM

YênBái - Thời gian qua, số lượng vụ việc trợ giúp pháp lý (TGPL) trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng, đặc biệt các vụ việc tham gia tố tụng. Từ tháng 1/2018 đến tháng 6/2023 đã có 3.142 người được thực hiện trợ TGPL. Cùng với số lượng vụ việc TGPL tăng cao, chất lượng các vụ việc TGPL cũng được nâng lên, qua đó quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người thuộc hộ nghèo và những người yếu thế đã được bảo vệ.

Một buổi truyền thông về pháp luật của Hội Phụ nữ huyện Văn Chấn.
Một buổi truyền thông về pháp luật của Hội Phụ nữ huyện Văn Chấn.


Công tác TGPL đã khẳng định vai trò, ý nghĩa của mình đối với đời sống xã hội, sự tin tưởng của những người được TGPL, góp phần đảm bảo quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đã đạt được vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc của người nghèo và nhóm người yếu thế khi tiếp cận dịch vụ TGPL.

Trạm Tấu là huyện vùng cao đặc biệt khó khăn, có trên 36.000 người, trong đó 92% là người dân tộc thiểu số. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao, trình độ nhận thức và hiểu biết về pháp luật của người dân nơi đây còn hạn chế, tình trạng vi phạm pháp luật phức tạp, do đó nhu cầu về TGPL của người dân là rất cao. 

Thực hiện các nhiệm vụ TGPL theo quy định của pháp luật, hàng năm Phòng Tư pháp huyện Trạm Tấu phối hợp với Trung tâm TGPL tỉnh thực hiện tốt các hoạt động truyền thông về TGPL tại các xã, thôn, bản khó khăn. 

Ngoài ra, qua các buổi tuyên truyền, phổ biến pháp luật và hòa giải tại cơ sở, trong đó có lồng ghép nội dung giới thiệu, cung cấp thông tin về TGPL tới người dân. 

Năm 2022, huyện Trạm Tấu có 43 vụ án hình sự và 8 vụ án dân sự có TGPL tham gia tố tụng để bào chữa, bảo vệ người bị buộc tội, bị hại. Các vụ việc được thực hiện với chất lượng tốt, tinh thần, thái độ làm việc của các trợ lý viên pháp lý nhiệt tình và trách nhiệm.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất trong công tác TGPL ở Trạm Tấu là địa bàn đi lại khó khăn, một bộ phận người dân chưa thông thạo tiếng Việt, tâm lý ngại tiếp xúc với người lạ, không chủ động tiếp cận thông tin, chính sách pháp luật Nhà nước. Tâm lý truyền thống giải quyết các công việc theo thói quen và phong tục tập quán, do đó việc tuyên truyền cung cấp thông tin cho người dân gặp nhiều khó khăn.

Theo khảo sát của Trung tâm TGPL tỉnh, căn cứ số lượng người thuộc diện được TGPL, số lượng án trên toàn tỉnh có thể nhận định, nhu cầu TGPL khá cao nhưng số vụ việc TGPL còn thấp. Năm 2022, Trung tâm TGPL tỉnh đã rà soát số lượng một số nhóm người thuộc diện được TGPL, kết quả nhóm người có công với cách mạng có 48.180 người; hộ nghèo 28.443 hộ; hộ cận nghèo 12.005 hộ; trẻ em 255.164; người dân tộc thiểu số trên 463.000 người; người khuyết tật 11.750 người; người cao tuổi 88.000 người… 

Với số lượng người và việc được TGPL từ năm 2018 đến 6/2023 là 3.142 vụ việc, người, theo đánh giá của Trung tâm TGPL con số này chưa phản ánh được đúng nhu cầu về TGPL của người dân trên địa bàn tỉnh. 

Ông Đỗ Viết Khoa - Giám đốc Trung tâm TGPL tỉnh cho biết: "Qua thực tiễn triển khai các nhiệm vụ TGPL chúng tôi nhận thấy, người nghèo và các nhóm người yếu thế thường là người có trình độ hiểu biết rất hạn chế, có tâm lý e ngại khi tiếp xúc với các cơ quan, tổ chức do đó rất khó khăn để có thể chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ về pháp lý. Người nghèo, người dân tộc thiểu số thuộc diện được TGPL thường sinh sống ở các thôn, bản cách xa trung tâm, đi lại khó khăn. Bên cạnh đó, sự thiếu thốn về kinh tế, bất đồng về ngôn ngữ khiến họ không dễ dàng khi đến các trung tâm TGPL”. 

Để tăng cường tiếp cận TGPL cho người nghèo và các nhóm yếu thế, thời gian tới Trung tâm TGPL tỉnh tiếp tục tổ chức các đợt tuyên truyền về TGPL đến các xã vùng cao đặc biệt khó khăn. Tiếp cận và giúp đỡ người dân hiểu rõ hơn về TGPL. Trực tiếp giải đáp các vấn đề vướng mắc pháp luật, hướng dẫn, cung cấp thông tin pháp luật và tiếp nhận các yêu cầu TGPL. Tập huấn kiến thức pháp luật về TGPL cho cán bộ chủ chốt cấp xã, bí thư chi bộ, trưởng thôn, người có uy tín trong cộng đồng… thông qua họ hướng dẫn đến người dân về TGPL.

Anh Dũng

Tags Yên Bái trợ giúp pháp lý cơ sở vụ việc tố tụng

Các tin khác
Hội viên phụ nữ xã Lương Thịnh tham gia vệ sinh môi trường giao thông nông thôn.

Đẩy mạnh các phong trào “Tích cực học tập lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; “Rèn luyện phẩm chất tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” hay Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”… là những nhiệm vụ trọng tâm của Hội Phụ nữ (HPN) xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên thu hút đông đảo hội viên tham gia.

Quang cảnh lớp tập huấn.

Ngày 15/10, mạng lưới cơ sở can thiệp rối loạn phát triển Việt Nam (VDDN) phối hợp với Công ty TNHH Giáo dục Một thành Viên Dream Of Kids (DOK) Yên Bái, cơ sở DOK Lục Yên tổ chức tập huấn đánh giá, can thiệp trẻ rối loạn phát triển cho giáo viên một số trường học mầm non, phụ huynh có trẻ rối loạn phát triển trên địa bàn huyện.

Cán bộ Đội Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh hướng dẫn học sinh kỹ năng PCCC.

Ngày 16/10, Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) Công an tỉnh Yên Bái phối hợp với Trường THCS Tô Hiệu, thị xã Nghĩa Lộ tổ chức buổi tuyên truyền kiến thức phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và hơn 500 em học sinh nhà trường.

Các thí sinh tham gia chương trình khai màn Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24

Thay đổi lớn nhất của Đường lên đỉnh Olympia 2024 nằm ở phần thi Khởi động, trong khi điểm số phần thi Vượt chướng ngại vật được tăng thêm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục