Niềm vui nông thôn mới Tô Mậu

  • Cập nhật: Thứ hai, 11/12/2023 | 7:22:30 AM

YênBái - Có dịp trở lại xã Tô Mậu trong những ngày cuối năm 2023, mới thấy được những đổi thay ở vùng đất này. Trước khi thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, xã Tô Mậu (Lục Yên) có nhiều thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn với trên 80% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số.

Xã Tô Mậu đón Bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới 2023.
Xã Tô Mậu đón Bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới 2023.


Chưa bao giờ không khí vui tươi, phấn khởi cùng niềm hân hoan lại lan tỏa khắp đường làng, ngõ xóm xã Tô Mậu, huyện Lục Yên như bây giờ. Sau nhiều năm triển khai xây dựng nông thôn mới (XDNTM), từ một xã thuần nông còn nhiều khó khăn, đến nay, Tô Mậu đã cán đích NTM với những con đường bê tông kiên cố trải dài khắp các ngõ xóm, kết cấu hạ tầng dần được hoàn thiện, thu nhập và đời sống người dân được nâng cao...

Mặc dù có tiềm lực và vị trí địa lý thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội, nhưng xã chưa phát huy được hết tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Việc áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất còn chậm, mang tính nhỏ lẻ, tự cung tự cấp. Thế nhưng, từ khi triển khai XDNTM, diện mạo nông thôn nơi đây đã dần khởi sắc. 

Ông Dương Thái Tiệp, thôn Ngòi Thắm phấn khởi cho biết: "Điều thấy rõ nhất là những tuyến đường liên thôn, đường nội đồng cũng như hệ thống kênh mương đầu tư, kiên cố hóa, tạo điều kiện cho con em, dân làng đi lại thuận tiện và đẩy mạnh giao thương, phát triển kinh tế, đời sống từng bước được nâng cao”. 

Theo ông Nguyễn Kim Ba - Bí thư Đảng ủy xã Tô Mậu, xác định việc quan trọng hàng đầu trong XDNTM là phải đổi mới tư duy sản xuất, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho nhân dân, những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã đã đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ sản xuất, tập trung vào lĩnh vực thế mạnh của địa phương; cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển hàng hóa, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung như vùng sản xuất lúa chất lượng cao: 50,6 ha; vùng sản xuất lúa nếp làm cốm với diện tích 45 ha; vùng sản xuất lúa chồi với diện tích 90 ha. 

Đến nay, toàn xã có 1 mô hình chăn nuôi trâu từ 10 con trở lên; 2 mô hình chăn nuôi lợn quy mô từ 10 - 100 con/lứa; 12 mô hình chăn nuôi gia cầm quy mô từ 300 con/lứa trở lên; các mô hình cho thu nhập ổn định từ 50 - 200 triệu đồng/năm. 

Bên cạnh đó, xã cũng đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ gắn với đào tạo, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Toàn xã hiện có 13 doanh nghiệp khai thác cát, vật liệu xây dựng, 1 hợp tác xã, 10 cơ sở chế biến gỗ rừng trồng và có trên 44 hộ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tạo việc làm, thu nhập cho nhân dân lao động tại địa phương với mức thu nhập ổn định từ  4 - 8 triệu đồng/người/tháng. Nhờ đó, năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của xã ước đạt trên 43,7 triệu đồng; dự kiến tỷ lệ nghèo đa chiều của xã còn 12,24%. 

Song song với việc phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho nhân dân, xã Tô Mậu cũng tập trung lồng ghép các nguồn vốn và huy động nội lực trong dân để hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông thôn từ đường giao thông, thủy lợi đến cơ sở vật chất văn hóa… 

Đến nay, trên địa bàn xã có gần 41 km đường giao thông được cứng hóa; trong đó, có hơn 37 km được kiên cố hóa. Cơ sở vật chất trường lớp học trên địa bàn xã được đầu tư xây dựng khang trang, sạch sẽ góp phần đáp ứng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Xã có nhà văn hóa xã được xây dựng tại khuôn viên trụ sở xã với diện tích xây dựng 282,5 m vuông, có sức chứa trên 200 chỗ ngồi; 5/5 thôn có nhà văn hóa với diện tích quy hoạch cho các nhà văn hóa thôn từ 200 m vuông trở lên.

Tình hình an ninh trật tự xã hội trên địa bàn xã trong thời gian qua ổn định, không có khiếu kiện đông người kéo dài trái pháp luật, khiếu kiện vượt cấp, xây dựng, duy trì 4 mô hình về phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông gắn với Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gồm: mô hình "Cổng trường an toàn giao thông” tại Trường Tiểu học và THCS Tô Mậu; mô hình "Bóng đèn an ninh” tại khu vực Dốc Thắm, thôn Trung Tâm; mô hình "Camera an ninh” trên địa bàn xã với 20 mắt camera... 

Ông Đàm Văn Hòa, thôn Làng Mường cho biết: "NTM nên đời sống của người dân cũng có nhiều đổi mới. Kinh tế gia đình ai cũng khấm khá hơn nhờ đẩy mạnh chăn nuôi theo hướng hàng hóa. Các điều kiện về giáo dục, y tế, đường sá cũng tiện lợi, đầy đủ, nâng cao hơn trước. An ninh trật tự được đảm bảo, duy trì thường xuyên... người dân chúng tôi rất an tâm, phấn khởi”.

Đi trên những con đường bê tông bằng phẳng rút ngắn thời gian đi lại; con em được học hành trong môi trường giáo dục tốt nhất, đảm bảo các điều kiện phục vụ học tập; các thiết chế văn hóa, y tế được quan tâm đầu tư… Điều đó, khẳng định NTM Tô Mậu đã thực sự khởi sắc. 

Hùng Cường

Tags niềm vui Tô Mậu Lục Yên nông thôn mới NTM dân tộc thiểu sô

Các tin khác
Công ty TNHH Sản xuất thương mại Đạt Phương, xã Việt Cường giải quyết việc làm cho trên 100 lao động.

Tạo việc làm và thu nhập ổn định cho lao động nông thôn là một trong những yếu tố tiên quyết để giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội. Vì vậy, thời gian qua, huyện Trấn Yên đã thực hiện đồng bộ các giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn.

Niềm vui chiến sĩ trẻ. Ảnh: Thu Trang

Bộ Quốc phòng vừa ban hành Thông tư 105/2023/TT-BQP quy định tiêu chuẩn sức khỏe, khám sức khỏe cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, thay thế cho Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, có hiệu lực từ 1/1/2024.

Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2024 ở nhà nước từ 8/2 đến hết 14/2/2024. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp thì lịch nghỉ Tết sẽ có thể được bố trí linh hoạt hơn.

Khoa Điều trị tâm thần trẻ em - Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) tiếp nhận khoảng 10 bệnh nhân tăng động giảm chú ý. Ảnh tư liệu

Ngày 8/12, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1591/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi giai đoạn 2023 - 2030.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục