Hướng dẫn cơ chế tạo nguồn để cải cách tiền lương năm 2024

  • Cập nhật: Thứ tư, 24/1/2024 | 3:27:08 PM

Tại Thông tư số 76/2023/TT-BTC quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, Bộ Tài chính đã có hướng dẫn thực hiện cơ chế tạo nguồn để thực hiện chế độ tiền lương, trợ cấp trong năm 2024.

Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tạo nguồn để thực hiện cải cách tiền lương
Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tạo nguồn để thực hiện cải cách tiền lương

Thông tư nêu rõ, từ ngày 01/07/2024, thực hiện cải cách đồng bộ chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW.

Các bộ, cơ quan trung ương thực hiện cơ chế tạo nguồn thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo quy định; đồng thời khi phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc phải xác định số tiết kiệm 10% chi thường xuyên tăng thêm năm 2024 so với dự toán năm 2023 (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp, đóng góp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) dành cho cải cách tiền lương.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khi phân bổ và giao dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc, ngân sách cấp dưới phải xác định số tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên năm 2024 (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp, đóng góp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) theo quy định để thực hiện cải cách tiền lương năm 2024.

Số tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên năm 2024 của các địa phương đảm bảo không thấp hơn mức Thủ tướng Chính phủ giao.

Nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2024 của các địa phương bao gồm:

Thứ nhất: 70% tăng thu ngân sách địa phương năm 2023 thực hiện so với dự toán (không kể thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết; thu cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý, tiền thuê đất một lần được nhà đầu tư ứng trước để bồi thường, giải phóng mặt bằng và thu từ xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền quyết định sử dụng để chi đầu tư theo quy định; thu tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa; phí tham quan các khu di tích, di sản thế giới…) được Thủ tướng Chính phủ giao;

Thứ hai: 50% tăng thu ngân sách địa phương (không kể thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết; thu cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý, phí tham quan các khu di tích, di sản thế giới…) dự toán năm 2024 so với dự toán năm 2023 được Thủ tướng Chính phủ giao;

Thứ ba: 50% kinh phí ngân sách địa phương dành ra từ việc tiết kiệm chi hỗ trợ hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực hành chính và hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp công lập;

Thứ tư: Nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2023 còn dư chuyển sang;

Thứ năm: 10% tiết kiệm chi thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp, đóng góp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) dự toán năm 2024 đã được cấp có thẩm quyền giao;

Thứ sáu: Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2024. Riêng đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lập sử dụng tối thiểu 35%.

Thứ bảy: Các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi đầu tư và chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; các cơ quan được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện cơ chế tự chủ tài chính như đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi đầu tư và chi thường xuyên hoặc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: Đơn vị được quyết định tỷ lệ nguồn thu phải trích lập để tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương và tự bảo đảm nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương.

Thông tư cũng quy định: Ngân sách trung ương hỗ trợ nhu cầu điều chỉnh tiền lương tăng thêm cho các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương sau khi đã cân đối nguồn mà chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực hiện cải cách tiền lương theo chế độ quy định.

(Theo ANTĐ)

Các tin khác
Lãnh đạo Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank) Chi nhánh tỉnh Yên Bái trao biển tương trưng tặng 1.000 suất quà tết cho hộ nghèo của tỉnh Yên Bái.

Nhằm chung tay chăm lo cho người nghèo trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, chiều 24/1, tại Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank) Chi nhánh tỉnh Yên Bái đã trao tặng 1.000 suất quà tết cho hộ nghèo của tỉnh, tổng trị giá 500 triệu đồng.

Việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn là phù hợp theo đúng lộ trình tại Luật Bảo vệ môi trường nhằm nâng cao ý thức nhân dân trong việc xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn môi trường sống sáng – xanh - sạch - đẹp. Mỗi người dân cần nhận thức sâu sắc trách nhiệm cũng như thay đổi tư duy và thói quen để phân loại rác tại nguồn sớm trở thành lối sống xanh và bền vững.

Đồng chí Ngô Hạnh Phúc – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH kết luận Hội nghị

Năm 2023, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách đạt 4.873,7 tỷ đồng, tăng 694,7 tỷ đồng so với năm 2022, tỷ lệ tăng trưởng 16,6%.

Ông Nguyễn Hữu Hồng, Giám đốc Agribank Chi nhánh tỉnh Yên  Bái trao biển tượng trưng 1.200 suất quà tết ủng hộ người nghèo, gia đình chính sách dịp Xuân Giáp Thìn 2024

Sáng 24/1, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) Chi nhánh tỉnh Yên Bái phối hợp cùng Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức Chương trình “Trao tặng quà tết cho người nghèo nhân dịp Xuân Giáp Thìn 2024”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục