Kon Tum hứng thêm 8 trận động đất trong tối ngày 28/7

  • Cập nhật: Thứ hai, 29/7/2024 | 7:40:02 AM

Sau 5 trận động đất liên tiếp sáng nay, Kon Tum lại hứng thêm 8 trận động đất trong tối ngày 28/7 nâng tổng số trận động đất xảy ra ở đây là 13 chỉ trong 1 ngày. Đáng nói, trận động đất lớn chưa từng thấy đã gây rung lắc cho nhiều tỉnh thành.

Vị trí xảy ra 8 trận động đất liên tiếp tại Kon Tum vào tối ngày 28/7.
Vị trí xảy ra 8 trận động đất liên tiếp tại Kon Tum vào tối ngày 28/7.

Trận động đất mạnh 5.0 độ trưa nay tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum là trận động đất mạnh nhất từ trước tới nay ghi nhận được ở khu vực này, với cấp độ rủi ro thiên tai là cấp 2.

Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu vừa phát đi liên tiếp 6 trận động đất liên tiếp tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Như vậy cho đến thời điểm này, Kon Tum đã hứng 10 trận động đất trong ngày 28/7, trong đó trận có độ lớn nhất đến 5.0 gây rung lắc cho nhiều tỉnh thành khu vực Tây Nguyên và miền Trung.

8 trận động đất liên tiếp xảy ra ở Kon Plông, tỉnh Kon Tum tối nay cụ thể gồm: Lúc 16 giờ 49 phút 51 giây xảy ra động đất có độ lớn 2.7. Lúc 17 giờ 09 phút 05 giây là động đất có độ lớn 2.9. Lúc 17 giờ 09 phút 30 giây xảy ra động đất có độ lớn 2.7. Lúc 17 giờ 16 phút 59 giây, động đất 2.9 độ. Lúc 17 giờ 38 phút 37 giây xảy ra động đất có độ lớn 2.5. Lúc 19 giờ 08 phút 44 giây xảy ra động đất có độ lớn 3.3. Lúc 19 giờ 46 phút 33 giây xảy ra động đất có độ lớn 3.5. Lúc 19 giờ 53 phút 26 giây xảy ra động đất có độ lớn 3.8. Các trận động đất này có độ sâu chấn tiêu từ 8-8,2km.

Trước đó vào trưa nay, trận động đất có độ lớn 5.0 xảy ra ở Kon Tum đã gây rung lắc mạnh cho nhiều tỉnh thành khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Đây là trận động đất mạnh nhất từ trước đến nay ghi nhận được tại khu vực này. Hiện chưa thống kê được thiệt hại của trận động đất này.

TS Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu (Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết nguyên nhân gây ra trận động đất mạnh 5 độ ở khu vực huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) là do động đất kích thích. Số liệu lưu trữ của Viện Vật lý địa cầu cho thấy từ năm 1903 - 2020, tại tỉnh Kon Tum chỉ có hơn 30 trận động đất, trận lớn nhất là 3,9 độ.

Tuy nhiên, từ tháng 4/2021 đến nay, hàng trăm trận động đất đã xảy ra tại Kon Tum, trong đó những trận động đất gây rung chấn diện rộng. Lớn nhất là trận động đất xảy ra trưa 28/7 có độ lớn 5 độ, trước đó ngày 23/8/2022 là trận động đất mạnh 4,7 độ.

Theo các nghiên cứu sơ bộ, dự báo động đất ở Kon Tum vẫn sẽ tiếp diễn trong thời gian tới, nhưng khó có khả năng lớn hơn 5,5 độ. Tuy nhiên vẫn cần triển khai ngay các nghiên cứu chi tiết hơn để đánh giá hoạt động động đất ở khu vực này. Hiện nay Viện Vật lý địa cầu đang triển khai 11 trạm quan trắc tại Kon Tum và thực hiện các nghiên cứu cập nhật chuyên sâu để đánh giá mức độ hoạt động của động đất ở địa phương này.

"Hoạt động động đất có thể sẽ xuất hiện và gây ra hậu quả lớn, nhất là nếu xảy ra ở khu vực đông dân cư và có các công trình trọng điểm. Do đó, việc đánh giá nguy hiểm động đất rất cần thiết và cần được cập nhật thường xuyên để phục vụ thiết thực cho công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, thiết kế kháng chấn cho các loại công trình từ trọng điểm đến khu dân cư", ông Xuân Anh khuyến cáo.

(Theo SKĐS)

Các tin khác
Một tiết học thực hành của sinh viên, học sinh Khoa Kỹ thuật tổng hợp, Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái.

Để hoàn thành được mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của nhiệm kỳ 2020 - 2025, quyết tâm đưa Yên Bái trở thành tỉnh khá vào năm 2025 và nằm trong nhóm tỉnh phát triển hàng đầu của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ vào năm 2030, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện 3 đột phá chiến lược. Phát triển nguồn nhân lực, trọng tâm là nâng cao chất lượng nhân lực khu vực nông nghiệp, nông thôn, nhân lực đồng bào dân tộc thiểu số… là 1 trong 3 đột phá chiến lược của tỉnh.

Tàu hỏa trật bánh khi chuẩn bị vượt đèo Hải Vân.

Chiều 28.7, hệ thống đường sắt từ ga Lăng Cô đến đèo Hải Vân đã được thông suốt sau khi có sự cố nghiêng tàu SE11 trên đèo Hải Vân.

Phiên giao dịch việc làm trực tuyến thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn, uy tín tại các tỉnh, thành phố

6 tỉnh phía Bắc gồm Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn và Ninh Bình đang có nhu cầu tuyển dụng hơn 41.200 lao động, trong đó chiếm số lượng lớn nhất là công nhân điện tử với 21.900 chỉ tiêu.

Thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Yên Bái đã chủ động đổi mới nội dung, hình thức hoạt động theo hướng bám sát cơ sở, chăm lo cho đoàn viên, người lao động (ĐV NLĐ) bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, góp phần giúp đoàn viên, NLĐ ổn định công việc, cuộc sống, yên tâm lao động sản xuất, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục