Những chức danh lãnh đạo được xét nâng ngạch chuyên viên cao cấp

  • Cập nhật: Thứ ba, 24/9/2024 | 9:11:20 AM

Vụ trưởng và tương đương trở lên; Phó Tổng cục trưởng và tương đương trở lên; Cục trưởng và tương đương; Giám đốc Sở và tương đương trở lên là những chức danh khi bổ nhiệm sẽ được xét nâng ngạch chuyên viên cao cấp.

Công chức được bổ nhiệm làm vụ trưởng sẽ được xét nâng ngạch lên chuyên viên cao cấp. Trong ảnh: Ông Nguyễn Tuấn Ninh - Vụ trưởng Vụ Công chức - Viên chức (Bộ Nội vụ).
Công chức được bổ nhiệm làm vụ trưởng sẽ được xét nâng ngạch lên chuyên viên cao cấp. Trong ảnh: Ông Nguyễn Tuấn Ninh - Vụ trưởng Vụ Công chức - Viên chức (Bộ Nội vụ).

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký ban hành Nghị định 116 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 138/2020.

Không áp dụng đối với người được giao quyền hoặc giao phụ trách 

Một trong những điểm mới đáng chú ý của Nghị định này là Điều 31b về xét nâng ngạch khi được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Đây là nội dung hoàn toàn mới mà ở Nghị định 138/2020 chỉ quy định chung chung trong các trường hợp xét nâng ngạch công chức khi "được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý gắn với yêu cầu của vị trí việc làm”.

Trong khi đó Nghị định mới quy định rõ 4 chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý khi được bổ nhiệm được xét nâng ngạch lên chuyên viên cao cấp hoặc tương đương.

Thứ nhất là vụ trưởng và tương đương trở lên thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Thứ hai là Phó Tổng cục trưởng và tương đương trở lên thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ.

Thứ ba là Cục trưởng và tương đương thuộc Tổng cục thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ đối với trường hợp xét nâng ngạch lên ngạch công chức chuyên ngành mà không phải là ngạch chuyên viên cao cấp.

Thứ tư là Giám đốc Sở và tương đương trở lên thuộc UBND cấp tỉnh.

Ngoài ra, Nghị định cũng quy định các trường hợp công chức được xét nâng ngạch lên chuyên viên chính hoặc tương đương khi được bổ nhiệm vào 4 chức vụ, chức danh.

Một là Phó Vụ trưởng và tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (áp dụng đối với trường hợp được xác định là công chức).

Hai là Vụ trưởng và tương đương thuộc Tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, trừ trường hợp là Cục trưởng và tương đương thuộc Tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ đối với trường hợp xét nâng ngạch lên ngạch công chức chuyên ngành mà không phải là ngạch chuyên viên cao cấp.

Bà là Phó Cục trưởng và tương đương thuộc Tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ đối với trường hợp xét nâng ngạch lên ngạch công chức chuyên ngành mà không phải là ngạch chuyên viên chính.

Bốn là Phó Giám đốc Sở và tương đương thuộc UBND cấp tỉnh; Chủ tịch UBND cấp huyện và tương đương.

Đối với các chức vụ, chức danh tương đương trong các cơ quan của HĐND, các cơ quan của Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cũng được áp dụng quy định này.

Việc xét nâng ngạch chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính theo quy định này không áp dụng đối với người được giao quyền hoặc giao phụ trách cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Xét nâng ngạch khi có thành tích trong hoạt động công vụ

Nghị định mới cũng bổ sung Điều 31a quy định về xét nâng ngạch khi có thành tích trong hoạt động công vụ. Đây cũng là quy định hoàn toàn mới so với Nghị định 138/2020.

Theo đó, Nghị định quy định rõ các điều kiện để xét nâng ngạch từ ngạch nhân viên hoặc tương đương lên ngạch cán sự hoặc tương đương; từ ngạch cán sự hoặc tương đương lên ngạch chuyên viên hoặc tương đương.

Cụ thể, công chức được tặng bằng khen của bộ, ban, ngành, tỉnh trở lên do có thành tích trong công tác và được đánh giá, xếp loại chất lượng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm xét nâng ngạch.

Công chức có 3 năm công tác liền kề trước năm xét nâng ngạch được đánh giá, xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong đó có ít nhất 1 năm được đánh giá, xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Tại quy định này cũng nêu rõ những điều kiện được xét nâng ngạch từ ngạch chuyên viên hoặc tương đương lên ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương.

Đó là trường hợp công chức được tặng Huân chương Lao động hạng Ba trở lên và được đánh giá, xếp loại chất lượng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm xét nâng ngạch.

Công chức được tặng Bằng khen Thủ tướng Chính phủ và có 3 năm công tác liền kề trước năm xét nâng ngạch được đánh giá, xếp loại chất lượng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

Công chức được tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua bộ, ban, ngành, tỉnh trở lên và có 3 năm công tác liền kề trước năm xét nâng ngạch được đánh giá, xếp loại chất lượng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong đó có ít nhất 1 năm được đánh giá, xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Nghị định cũng quy định xét nâng ngạch từ ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương lên ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương nếu đáp ứng một trong các điều kiện.

Đó là trường hợp công chức được tặng Huân chương Lao động hạng Nhì trở lên và có 3 năm công tác liền kề trước năm xét nâng ngạch được đánh giá, xếp loại chất lượng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong đó có ít nhất 01 năm được đánh giá, xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Công chức được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc.

NHỮNG NGUYÊN TẮC KHI XÉT NÂNG NGẠCH CÔNG CHỨC

Chỉ thực hiện xét nâng ngạch lên ngạch cao hơn liền kề với ngạch đang giữ. Trường hợp đạt thành tích cao hơn so với thành tích để được xét nâng ngạch lên ngạch cao hơn liền kề thì cũng chỉ được xét nâng ngạch lên ngạch cao hơn liền kề và không được sử dụng thành tích này để xét nâng ngạch lần sau.

Việc xét nâng ngạch đối với công chức có thành tích trong hoạt động công vụ phải bảo đảm phù hợp với cơ cấu ngạch của cơ quan sử dụng công chức đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tiêu chuẩn của thành tích đạt được phải trong thời gian giữ ngạch công chức hiện giữ và bảo đảm bố trí công chức làm công việc ở vị trí việc làm phù hợp với ngạch được xét. 

Việc xét nâng ngạch đối với công chức được bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý phải gắn với yêu cầu của vị trí việc làm do cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức phê duyệt. 

(Theo Vietnamnet)

Các tin khác
Mỗi bữa,

Yên Bái là địa phương chịu thiệt hại vô cùng nặng nề do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3. Để chung tay chia sẻ với khó khăn mà tỉnh phải gánh chịu, đã có rất nhiều đoàn thiện nguyện, những chuyến xe chở hàng hóa cứu trợ không quản vất vả chạy dọc miền Nam - Bắc đến với vùng lũ Yên Bái để cung cấp nhu yếu phẩm cho bà con. Trong hành trình thiện nguyện, các nhà hảo tâm lại nhận được sự đồng hành, tiếp thêm năng lượng của người dân với những “bữa cơm 0 đồng” để hành trình đến với bà con vùng lũ thêm thuận lợi.

Lãnh đạo huyện Trấn Yên tiếp nhận ủng hộ khắc phục hậu quả thiên tai của huyện Mù Cang Chải.

Với tinh thần tương thân tương ái, tính đến ngày 23/9, huyện Trấn Yên đã tiếp nhận trên 1.000 tấn hàng hóa và gần 7 tỷ đồng tiền mặt từ các tổ chức, cá nhân cứu trợ nhân dân và các địa phương trên địa bàn bị ngập lụt do cơn bão số 3.

Ngôi nhà bị phá hủy sau cuộc không kích của Israel tại Khiam, miền nam Liban, ngày 22-9-2024.

Phóng viên TTXVN tại Tel Aviv đưa tin, trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Israel và phong trào Hezbollah tại Liban, ngày 23-9, Đại sứ quán Việt Nam tại Israel đã ra khuyến cáo về các biện pháp an ninh, an toàn cho cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại đây.

Đoàn thiện nguyện trao hỗ trợ 500 triệu đồng cho tỉnh Yên Bái khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

Ngày 23/9, Giáo hội Phật giáo Hải Phòng và Hội Bảo trợ người tàn tật - trẻ mồ côi thành phố Hải Phòng thông qua Ủy ban MTTQ tỉnh Yên Bái đã tới thăm hỏi, và tặng quà cho các gia đình bị ảnh hưởng cơn bão số 3 trên địa bàn huyện Yên Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục