Công bố Bộ pháp điển Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ ba, 5/11/2024 | 9:25:41 PM

Chiều tối 5/11, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự Hội nghị tổng kết nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong cả nước kỳ 2019 - 2023 và công bố Bộ pháp điển Việt Nam.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long và Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cùng các đại biểu thực hiện nghi thức Công bố Bộ pháp điển Việt Nam.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long và Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cùng các đại biểu thực hiện nghi thức Công bố Bộ pháp điển Việt Nam.

Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cùng các đại biểu thực hiện nghi thức Công bố Bộ pháp điển Việt Nam.

Chú thích ảnh
Phó Thủ tướng Lê Thành Long và Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cùng các đại biểu tham dự hội nghị. 

Bộ pháp điển được xây dựng, hình thành từ gần 9.000 văn bản quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực của cấp trung ương và được sắp xếp, cấu trúc vào 45 chủ đề, trong mỗi chủ đề có một hoặc nhiều đề mục. Mỗi đề mục được pháp điển từ nhiều văn bản khác nhau cùng điều chỉnh một lĩnh vực nhất định và được sắp xếp theo một trật tự khoa học, logic.

Bộ pháp điển của Nhà nước Việt Nam là Bộ pháp điển điện tử, được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử pháp điển (phapdien.moj.gov.vn) phục vụ việc tra cứu, khai thác, sử dụng miễn phí của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh khẳng định, Bộ pháp điển có vai trò, ý nghĩa, giá trị thiết thực trong việc bảo đảm tính công khai, minh bạch, dễ tiếp cận, dễ tra cứu của các quy định pháp luật; đồng thời, thông qua việc hỗ trợ các cá nhân, tổ chức dễ dàng, thuận tiện trong việc tìm kiếm, tra cứu các quy định pháp luật, Bộ pháp điển góp phần giảm chi phí tuân thủ pháp luật. Việc đưa Bộ pháp điển vào cuộc sống là một trong các giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách, nhiệm vụ này sẽ mở ra những nguồn lực lớn, tạo nên sức mạnh lớn, hiệu quả cao trong việc xây dựng, thực hiện chính sách pháp luật.

Chú thích ảnh
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh phát biểu.

Trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đề nghị các bộ, ngành, địa phương quan tâm phối hợp tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin; thường xuyên cập nhật, quản lý, duy trì kết hợp với truyền thông, giới thiệu và hướng dẫn để từng cá nhân, cơ quan, tổ chức trong xã hội khai thác, sử dụng hiệu quả Bộ Pháp điển.

Bên cạnh đó, quan tâm, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đầu tư, nâng cấp Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, bảo đảm nguồn dữ liệu về văn bản pháp luật "đúng, đủ, sạch, sống" vận hành liên tục, ổn định, không chỉ phục vụ việc tra cứu, áp dụng pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, bảo đảm thực hiện mục tiêu công khai, minh bạch hệ thống pháp luật, mà còn là cơ sở để triển khai hiệu quả các công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản, pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật.

Báo cáo tại Hội nghị, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Hồ Quang Huy cho biết, theo quy định pháp luật, nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện định kỳ 5 năm một lần. Qua việc hệ thống hóa văn bản, các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện tổng hợp, rà soát tổng thể toàn bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (trừ Hiến pháp) trong kỳ để xác định và công bố chính xác các văn bản quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực; các văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ; các văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần cũng như các văn bản có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp, cần phải sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện pháp luật, bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật. Kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật đã cho thấy bức tranh tổng thể về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật từ trung ương đến địa phương, nhất là về tình trạng hiệu lực của các văn bản; là nguồn dữ liệu vô cùng quan trọng phục vụ việc xây dựng, áp dụng và thi hành pháp luật.

Chú thích ảnh
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trao Bằng khen tặng các tập thể có thành tích xuất sắc. 

Kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 3 (2019 - 2023) trên cả nước đã được Bộ Tư pháp tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể, văn bản quy phạm pháp luật ở Trung ương do các bộ, ngành hệ thống hóa, tổng số văn bản còn hiệu lực: 8.489 văn bản; tổng số văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ: 4.019 văn bản; tổng số văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần: 1.724 văn bản; tổng số văn bản cần sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc bạn hành mới: 760 văn bản

Tại Hội nghị, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận nhằm tiếp tục triển khai thực hiện công tác hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm chất lượng, hiệu quả và công tác xây dựng, hoàn thiện, đưa Bộ pháp điển vào cuộc sống.

(Theo Báo Tin Tức)

Các tin khác
Đồng chí Nguyễn Thế Phước - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh phát biểu giao nhiệm vụ cho Chi bộ thôn Tiền Phong, xã Minh Quân.

Chiều 5/11, đồng chí Nguyễn Thế Phước - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh dự sinh hoạt chi bộ tại thôn Tiền Phong, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên. Cùng dự có đồng chí Trần Anh Tuấn- Bí thư Huyện ủy Trấn Yên.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh  Vũ Thị Hiền Hạnh tiếp nhận số tiền ủng hộ từ Tổ chức Cứu trợ trẻ em khắc phục hậu quả cơn bão số 3 gây ra

Đại sứ quán Australia tại Việt Nam phối hợp Tổ chức Cứu trợ trẻ em và các ban, ngành địa phương hỗ trợ gần 26,4 tỷ đồng giúp các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3 năm 2024 tại tỉnh Yên Bái.

Người lao động chỉ cần đóng BHXH 15 năm, khi đến tuổi về hưu được hưởng lương hưu. Ảnh minh hoạ

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024, có hiệu lực từ 1/7/2025, quy định cách tính lương hưu mới, qua đó mở ra cơ hội cho nhiều người lao động được hưởng lợi.

Đồng bào dân tộc thiểu số huyện Lục Yên phát triển mô hình trồng bưởi Diễn cho thu nhập cao.

Những năm qua, huyện Lục Yên đã triển khai hiệu quả các nguồn vốn được đầu tư như: Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển cơ sở hạ tầng; hỗ trợ vật tư nông nghiệp, cây, con giống; xây dựng nông thôn mới (XDNTM)… để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, thu nhập cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục