Ngày hội của tình đoàn kết dân tộc

  • Cập nhật: Thứ năm, 14/11/2024 | 9:34:57 AM

YênBái - Trong Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc, các địa phương thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Yên Bái sẽ tổ chức phần lễ và phần hội. Trong đó, phần hội tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, trò chơi dân gian truyền thống, chú trọng phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của mỗi địa phương, nhằm thu hút sự tham gia của đồng đảo nhân dân trên địa bàn.

Tiết mục văn nghệ trong Ngày hội Đại đoàn kết của Tổ dân phố số 4, thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên.
Tiết mục văn nghệ trong Ngày hội Đại đoàn kết của Tổ dân phố số 4, thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên.

Thôn Đồng Sâm, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên có 115 hộ với 485 nhân khẩu. Những năm qua, Đảng ủy, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), cấp ủy chi bộ thôn luôn quan tâm chỉ đạo sát sao, tuyên truyền, vận động, tập hợp người dân tích cực tham gia giao lưu văn nghệ, thể thao giữa các hộ dân và tổ chức bữa cơm đại đoàn kết trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. Tại Ngày hội, Ban công tác Mặt trận thôn còn tổ chức tuyên dương, khen thưởng các cháu học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập; động viên các hộ gia đình tiêu biểu trong thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước do thôn và xã phát động. 

Cùng với đó, Ban công tác Mặt trận thôn còn tích cực vận động nhân dân đóng góp xây dựng thôn nông thôn mới kiểu mẫu. 5 năm qua, người dân Đồng Sâm đã sửa chữa, nâng cấp nhà văn hoá thôn, vệ sinh đường làng ngõ xóm, làm đường điện, đường hoa tuyến đường Yên Bái- Khe Sang; làm sân thể thao trị giá trên 200 triệu đồng, trong đó, Nhân dân đóng góp trên 30 triệu đồng. 

"Qua các phong trào thi đua đã có nhiều tập thể, cá nhân, hộ gia đình tích cực tham gia, ủng hộ tiền, đất đai xây dựng các công trình của địa phương. Ban công tác Mặt trận thôn cũng đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương, tích cực lao động và sản xuất, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, đời sống của nhân dân ngày càng nâng cao”, ông Trần Công Sử - Bí thư Chi bộ, Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn Đồng Sâm chia sẻ.

Tại xã Đông An, huyện Văn Yên việc tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở các khu dân cư có nhiều sáng tạo. Các môn thể thao như: đẩy gậy, kéo co, bóng chuyền... đã tạo khí thế vui tươi, phấn khởi, đoàn kết gắn bó trong nhân dân. Đặc biệt, việc tổ chức "Bữa cơm Đại đoàn kết” đã góp phần giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc. Đến nay, 92% hộ gia đình ở Đông An đạt danh hiệu "Gia đình văn hóa”, 100% thôn đạt tiêu chuẩn "Thôn văn hóa". 


Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc được tổ chức cũng phát huy vai trò tự quản của cộng đồng, của từng cá nhân, hộ gia đình trong thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, góp phần để Đông An thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Trong thời gian qua, các khu dân cư đã đóng góp trên 600 triệu đồng để tổ chức ngày hội, có 6 công trình cơ sở hạ tầng công cộng được xây dựng mới, giúp đỡ 41 hộ gia đình phát triển kinh tế, trên 50 hộ gia đình khó khăn được hỗ trợ. 

"Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc đã phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân, thể hiện qua việc Nhân dân trực tiếp đối thoại, trao đổi với lãnh đạo Đảng, chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị xã hội về những nguyện vọng chính đáng. Đã có có trên 200 lượt ý kiến của người dân tham gia góp ý về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; quyền lợi của công dân; xây dựng đời sống văn hóa và bảo tồn các giá trị văn hóa; góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.... Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc đã trở thành ngày hội lớn của toàn dân”, bà Trần Thị Nương - Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Đông An cho biết. 

Ông Trần Hiệp Sĩ - Trưởng ban Dân vận, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Văn Yên cho biết: Việc tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư được Ủy ban MTTQ huyện và các xã, thị trấn tập trung triển khai thực hiện, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, phát huy thế mạnh của các tổ chức thành viên, các tổ chức, cá nhân sinh sống tại địa bàn, con em quê hương sinh sống hoặc đang công tác ở địa phương khác cùng hướng về Ngày hội, trở thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, tạo không khí vui tươi, phấn khởi ở từng cộng đồng dân cư trên toàn huyện.

Ông Phùng Quang Huy - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh cho biết: Trong Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc, các địa phương thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh sẽ tổ chức phần lễ và phần hội. Trong đó, phần hội tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, trò chơi dân gian truyền thống, chú trọng phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của mỗi địa phương, nhằm thu hút sự tham gia của đồng đảo nhân dân trên địa bàn. 

Cùng đó, các địa phương có thể tổ chức các hoạt động triển lãm gian hàng; giới thiệu sản phẩm làng nghề, sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP; quảng bá du lịch địa phương, du lịch cộng đồng... Đồng thời, tổ chức các hoạt động nhân đạo, từ thiện; thăm hỏi động viên gia đình chính sách, người có công, cán bộ lão thành cách mạng; chăm lo, giúp đỡ các gia đình bị thiệt hại do ảnh hưởng cơn bão số 3 (Yagi); thăm hỏi, trao tặng quà, "Nhà Đại đoàn kết" cho hộ nghèo; khởi công, khánh thành các công trình dân sinh; ra quân trồng cây, trồng hoa trên các tuyến đường dân sinh, khu dân cư, trong khuôn viên gia đình... 

Việc tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết ở Yên Bái, các khu dân cư có thể lựa chọn hình thức tổ chức cho phù hợp nhưng phải bảo đảm ý nghĩa và mục đích của Ngày hội và có sự tham gia đông đủ của nhân dân ở cộng đồng dân cư; bảo đảm vui tươi, an toàn, lành mạnh, tiết kiệm, phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của mỗi địa phương. Ngày hội sẽ được tổ chức trong 1 ngày, tập trung khoảng từ ngày 10 đến hết ngày 18/11, khuyến khích các đơn vị tổ chức đồng loạt vào ngày 16/11/2024 (thứ Bảy) hoặc ngày 17/11/2024 (Chủ nhật).

Mạnh Cường

Tags Yên Bái đại đoàn kết Mậu A Văn Yên Yên Bình MTTQ

Các tin khác
Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào DTTS ngày càng nâng cao. Trong ảnh: Bà con thôn Hạnh Phúc, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên thi nấu ăn.

Yên Bái có 57,4% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Giai đoạn 2019 - 2024, việc triển khai các chương trình, dự án, chính sách dân tộc được tỉnh quan tâm, chú trọng, thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương đã góp phần quan trọng ổn định kinh tế - xã hội trên địa bàn, tạo tiền đề cho vùng đồng bào DTTS và các xã đặc biệt khó khăn từng bước phát triển bền vững.

Bà Hoàng Thị Pọm trao đổi với lãnh đạo Hội Người cao tuổi huyện Trạm Tấu về phát triển kinh tế gia đình.

Phát huy vai trò “cây cao bóng cả”, nhiều năm qua, người cao tuổi (NCT) huyện Trạm Tấu luôn là tấm gương sáng, tích cực trong các phong trào thi đua, hoạt động của địa phương, phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

Đại diện Hội Chữ thập đỏ tỉnh Yên Bái và Công ty Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam trao tặng quà cho nhân dân phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái.

Ngày 13/11, tại thành phố Yên Bái, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Yên Bái phối hợp với Công ty Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam trao quà cho nhân dân 2 phường Hồng Hà và phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái.

Các đồng chí lãnh đạo Hội DN CCB tỉnh Ninh Bình, Hội CCB tỉnh, Hội DN CCB tỉnh Yên Bái, huyện Yên Bình trao quà cho các đối tượng.

Chiều ngày 13/11, Đoàn công tác của Hội Doanh nhân cựu chiến binh (DN CCB) tỉnh Ninh Bình do đồng chí Phạm Công Chất - Phó Chủ tịch Hội làm trưởng đoàn đã đến chia sẻ trao tiền, quà hỗ trợ hội viên CCB và gia đình chính sách trên địa bàn huyện Yên Bình bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục