Hiệu quả chính sách mới trong đào tạo nghề

  • Cập nhật: Thứ sáu, 10/1/2025 | 2:02:02 PM

YênBái - Thực hiện nhiệm vụ giai đoạn 2021-2025, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn tỉnh được phê duyệt xây dựng đầu tư 17 ngành nghề trọng điểm (gồm 2 nghề trọng điểm quốc tế; 3 nghề trọng điểm ASEAN, 12 nghề trọng điểm quốc gia).

Giờ học modul đo lường điện lạnh của học viên Trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú Nghĩa Lộ.
Giờ học modul đo lường điện lạnh của học viên Trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú Nghĩa Lộ.


Trong giai đoạn 2021-2023, UBND tỉnh đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiếp tục thực hiện rà soát, sắp xếp lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhằm thống nhất đầu mối và nâng cao hiệu quả hoạt động. 

Qua đó, mạng lưới cơ sở GDNN được sắp xếp tinh gọn, chất lượng; phù hợp về quy mô, hợp lý về cơ cấu, đa dạng về ngành nghề, trình độ, loại hình đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Đặc biệt, để phát triển các trường đào tạo nghề (ĐTN) chất lượng cao, các ngành, nghề trọng điểm đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã tham mưu với UBND tỉnh tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị đào tạo, từng bước đáp ứng phù hợp yêu cầu công nghệ sản xuất của doanh nghiệp, phù hợp với định hướng phát triển ngành nghề đào tạo; có phân tầng chất lượng phù hợp với đặc thù các ngành, nghề đào tạo; ưu tiên thực hiện đối với trường chất lượng cao và các ngành, nghề trọng điểm quốc tế, ASEAN và quốc gia; tăng cường gắn kết với doanh nghiệp để khai thác, sử dụng thiết bị đào tạo tại doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu đào tạo thực hành cho người học.

Thực hiện nhiệm vụ giai đoạn 2021-2025, các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh được phê duyệt xây dựng đầu tư 17 ngành nghề trọng điểm (gồm 2 nghề trọng điểm quốc tế; 3 nghề trọng điểm ASEAN, 12 nghề trọng điểm quốc gia). Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái được đầu tư để trở thành trường ĐTN chất lượng cao của cả nước đến năm 2025, từng bước trở thành một trong những trung tâm ĐTN chất lượng cao của khu vực. 

Chương trình đào tạo được xây dựng bảo đảm đủ khối lượng kiến thức, kỹ năng, đáp ứng theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, cập nhật được những tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới của ngành nghề đào tạo và phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp và thị trường lao động. Kết quả ĐTN cho lao động nông thôn giai đoạn đầu, toàn tỉnh đã mở trên 420 lớp ĐTN và đã đào tạo cho 12.561 người (bình quân đào tạo trên 4.000 người/năm). 

Công tác ĐTN cho lao động nông thôn đã thực sự có tác dụng chuyển đổi nhận thức về học nghề, việc làm, trang bị những kiến thức cơ bản, nâng cao tay nghề cho NLĐ, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh nói chung, chất lượng nguồn nhân lực khu vực nông thôn nói riêng, nhất là nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. 

Người dân được tiếp cận những kiến thức cơ bản về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học, chuyển giao công nghệ vào thực tiễn sản xuất để tăng năng suất lao động, tăng giá trị hàng hóa trên một đơn vị diện tích sản xuất.

Ông Lâm Tuấn Khanh - Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú Nghĩa Lộ cho biết: "Đa số học viên sau khi học nghề đã tìm kiếm được việc làm mới hoặc tự tổ chức sản xuất, kinh doanh theo ngành nghề. Sau học nghề đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế, tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả, cho thu nhập cao góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh”…

Được biết, nhiều chính sách hỗ trợ cho hoạt động ĐTN được triển khai đồng bộ, hiệu quả theo hướng xã hội hóa, tạo nên những mô hình liên kết đào tạo phù hợp, nâng cao chất lượng ĐTN cho lao động nông thôn. Đồng thời, nhờ có mạng lưới các cơ sở ĐTN rộng khắp, chất lượng được nâng cao, việc liên kết ĐTN cho lao động nông thôn diễn ra thuận lợi, đúng đối tượng, đạt hiệu quả cao. 

Theo báo cáo của Sở LĐ-TB&XH, mỗi năm, khoảng 2% lao động nông nghiệp chuyển dịch sang phi nông nghiệp, tương ứng với gần 7.000 lao động; giải quyết việc làm cho 23.000 lao động, xuất khẩu 300 lao động…

Hiện tại, toàn tỉnh còn 54% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Với những chính sách đổi mới, hiệu quả trong công tác ĐTN như hiện nay, tin tưởng rằng tỉnh sẽ sớm hoàn thành mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động, phấn đấu giảm tỷ lệ này xuống 51% vào năm 2025…

Giai đoạn 2021-2023, UBND tỉnh đã đầu tư cho 6 cơ sở đào tạo từ nguồn ngân sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và nguồn ngân sách địa phương với tổng kinh phí trên 48 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Sở LĐ-TB&XH đã chỉ đạo các cơ sở GDNN thường xuyên cập nhật, bổ sung, điều chỉnh chương trình đào tạo bảo đảm theo quy định Thông tư số 03 của Bộ LĐ-TB&XH. 

Thiên Cầm

Tags Yên Bái đào tạo ngành nghề lao động giáo dục nghề nghiệp

Các tin khác
Đồng chí Vũ hị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận Hội nghị.

Ngày 10/1, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động Ban Chỉ đạo tổ chức kỷ niệm những ngày lễ lớn và phát triển du lịch tỉnh Yên Bái năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành, các địa phương. Đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì Hội nghị.

Khu vực xảy ra hỏa hoạn.

Tối 9/1, ngôi nhà trong ngõ 136 đường Hồ Tùng Mậu (Hà Nội) bất ngờ xảy ra hỏa hoạn khiến lửa bùng lên dữ dội và lan sang dãy nhà liền kề. Được biết, những căn nhà này được sử dụng làm kho chứa hàng. Ngọn lửa đỏ rực một vùng kèm cột khói đen khiến nhiều người hốt hoảng.

Các đại biểu tham dự Hội nghị.

Ngày 10/1, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự Hội nghị có lãnh đạo BHXH tỉnh cùng hơn 170 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn ngành.

Trường Chính trị tỉnh Yên Bái được công nhận mô hình

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái vừa công nhận hoàn thành xây dựng 6 mô hình “Doanh nghiệp xanh” và 1 mô hình “Trường xanh” năm 2024 tỉnh Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục