Đề xuất "nới lỏng" chính sách cho nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ tư, 9/4/2025 | 2:38:05 PM

Bộ Tư pháp vừa chính thức đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam, trong đó "nới lỏng" quy định về nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam.

Theo Bộ Tư pháp, số công dân ở nước ngoài xin trở lại quốc tịch Việt Nam mà vẫn giữ quốc tịch nước ngoài có dấu hiệu tăng
Theo Bộ Tư pháp, số công dân ở nước ngoài xin trở lại quốc tịch Việt Nam mà vẫn giữ quốc tịch nước ngoài có dấu hiệu tăng

Hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam được Bộ Tư pháp công bố ngày 9/4.

Xin trở lại quốc tịch Việt Nam vẫn giữ quốc tịch nước ngoài đang tăng lên

Thống kê của Bộ Tư pháp cho thấy cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có khoảng 6 triệu người, sinh sống tại hơn 130 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Tính đến tháng 3 năm nay, 229.336 người được Chủ tịch nước cho thôi quốc tịch Việt Nam.

Thời gian qua, một số nước thay đổi chính sách pháp luật quốc tịch, cho phép công dân có thể mang 2 quốc tịch. Điều này dẫn đến các trường hợp xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài bày tỏ nguyện vọng xin trở lại quốc tịch Việt Nam mà vẫn giữ quốc tịch nước ngoài có dấu hiệu tăng lên, theo Bộ Tư pháp.

Bộ Tư pháp phản ánh, tại chương trình "Xuân Quê hương" hàng năm, đại diện cộng đồng người Việt Nam đều đề đạt nguyện vọng với lãnh đạo Đảng, Nhà nước việc xin trở lại quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài.

Chủ tịch nước đã cho 311 trường hợp trở lại quốc tịch Việt Nam (tính đến tháng 3 vừa qua), trong đó có 20 trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài; cho nhập quốc tịch Việt Nam với 7.014 trường hợp (60 trường hợp được nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài).

Trong bối cảnh đất nước bước vào kỷ nguyên mới, Bộ Tư pháp đánh giá một số quy định hiện hành chưa thực sự tạo điều kiện cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có quốc tịch Việt Nam mà vẫn giữ quốc tịch nước ngoài.

Thực tế đó còn khiến Việt Nam chưa thu hút được nhiều nguồn nhân lực chất lượng cao đóng góp vào sự phát triển của đất nước.

Yêu cầu nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, trong đó nới lỏng chính sách cho nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam, theo Bộ Tư pháp, đang rất cần thiết.

Nới lỏng quy định về nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam

Tại dự thảo luật, Bộ Tư pháp đề xuất sửa đổi quy định về điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các trường hợp có cha hoặc mẹ hoặc ông bà nội hoặc ông bà ngoại là công dân Việt Nam; nhà đầu tư, nhà khoa học, chuyên gia nước ngoài… được nhập quốc tịch Việt Nam.

Người xin nhập quốc tịch Việt Nam nếu có cha hoặc mẹ hoặc ông bà nội hoặc ông bà ngoại là công dân Việt Nam, có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc có lợi cho Nhà nước Việt Nam thì được miễn một số điều kiện.

Các trường hợp này được phép nộp hồ sơ tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài mà không cần phải về nước thường trú.

Bộ Tư pháp đề xuất bỏ quy định về trường hợp đặc biệt được nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài, giao Chính phủ quy định điều kiện cụ thể. Các trường hợp này chỉ cần đáp ứng hai điều kiện:

Thứ nhất, việc xin giữ quốc tịch nước ngoài của người đó khi nhập quốc tịch Việt Nam là phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó.

Thứ hai, không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đặc biệt, theo dự thảo luật, tất cả các trường hợp đã mất quốc tịch Việt Nam có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được xét trở lại quốc tịch Việt Nam.

Dự thảo đề xuất bỏ quy định tại khoản 5 Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam: "Người được trở lại quốc tịch Việt Nam phải thôi quốc tịch nước ngoài". Chính phủ sẽ quy định các trường hợp xin trở lại quốc tịch Việt Nam đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài chỉ cần đáp ứng hai điều kiện như trên.

Do "nới lỏng" quy định cho nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài nên dự thảo luật bổ sung quy định: "Công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài khi thực hiện các quyền ứng cử, tuyển dụng vào các chức danh, làm việc trong tổ chức bộ máy Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, tham gia lực lượng vũ trang của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải thôi quốc tịch nước ngoài và phải thường trú tại Việt Nam. Trường hợp pháp luật có liên quan khác với quy định này thì áp dụng quy định tại luật này".

Bộ Tư pháp đề xuất quy định, Bộ Công an xác minh nhân thân đối với tất cả các hồ sơ xin nhập/xin trở lại quốc tịch Việt Nam được tiếp nhận tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài bảo đảm vấn đề an ninh chính trị.

Xu hướng linh hoạt trong chính sách quốc tịch trên thế giới

Tại hồ sơ dự án luật, Bộ Tư pháp phản ánh, các quốc gia trên thế giới đều đang có xu hướng mở rộng và linh hoạt hơn trong chính sách quốc tịch.

Hiện có 78 quốc gia áp dụng nguyên tắc một quốc tịch; trong đó 51 quốc gia áp dụng nguyên tắc một quốc tịch triệt để và 27 quốc gia chấp nhận trường hợp công dân có hai quốc tịch trong các trường hợp ngoại lệ như: Áo, Na Uy, Hà Lan, Hàn Quốc…

"Khoảng 66 quốc gia không có quy định về nguyên tắc một quốc tịch", Bộ Tư pháp nêu thực tế.

(Theo Dân trí)

Các tin khác
Huyện đoàn Yên Bình hỗ trợ lợn giống cho đoàn viên Lý Văn Hưng ở thôn Đồng Tâm, xã Phúc An.

Năm 2025, huyện phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo so với năm 2024 là 0,81% (tương đương 251 hộ), đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện đến cuối năm 2025 còn 1,3%. Cùng với đó, huyện đặt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ cận nghèo còn 2,26% (tương đương 46 hộ), giảm tỷ lệ hộ nghèo trong các hộ đồng bào dân tộc thiểu số năm 2025 còn 2,13% (tương đương 154 hộ).

Các em học sinh tham gia Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam tại Trường THCS Nguyễn Du, thành phố Yên Bái.

Nhằm lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trong mỗi gia đình, cộng đồng hướng tới xây dựng và hình thành nét đẹp trong đời sống văn hóa, tinh thần của người dân, góp phần xây dựng xã hội học tập, thành phố Yên Bái sẽ tổ chức Cuộc thi “Gia đình đọc sách – Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương” năm 2025 từ ngày 15/4/2025 đến ngày 25/4/2025.

Vừa qua, tại Hà Nội, Công ty cổ phần Tư vấn, Dịch vụ và Thương mại quốc tế Vinacore phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Nội vụ tỉnh Yên Bái tổ chức lễ xuất cảnh cho 14 lao động của tỉnh Yên Bái đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) tại thị trường Nhật Bản theo chương trình đơn hàng của Công ty TNHH Yamazaki Việt Nam.

(Ảnh minh họa)

Theo Thông tư 35 của Bộ GTVT, từ 1/1/2025, người học tùy theo điều kiện và năng lực, có thể rút ngắn được đến 30% thời gian học ở lý thuyết, 50% ở thực hành trên đường và đến 50% số km thực hành trên sân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục