Ngọc Chấn nỗ lực duy trì phổ cập trung học cơ sở

  • Cập nhật: Thứ năm, 6/12/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Vận động mãi rồi các gia đình cũng cho con đi học phổ cập và các em cũng thấy được việc học là hết sức cần thiết, kể cả người dân thôn Làng Ven ngoài đảo hồ cũng đã cho con đi học.

Học sinh lớp 7 của xã trong giờ học văn.
Học sinh lớp 7 của xã trong giờ học văn.

Thầy giáo Hà Hữu Bắc - Hiệu trưởng Trường THCS  Ngọc Chấn

Thực hiện kế hoạch chỉ đạo phổ cập giáo dục trung học cơ sở (PCGDTHCS) giai đoạn 2001 - 2005 của UBND huyện Yên Bình, Đảng ủy, HĐND xã đã đưa các mục tiêu phổ cập giáo dục vào nghị quyết, triển khai rộng rãi trong toàn Đảng bộ và xác định đây là trách nhiệm của Đảng bộ và của nhân dân. UBND xã đã thành lập Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục từng năm và giao nhiệm vụ cụ thể, phân công cho các thành viên trong Ban chỉ đạo rà soát lại toàn bộ học sinh trong độ tuổi PCGDTHCS trên địa bàn xã chưa có bằng tốt nghiệp THCS để lên kế hoạch mở lớp cho từng năm.

Thời gian đầu, việc thực hiện công tác này ở xã Ngọc Chấn gặp nhiều khó khăn. Các thành viên trong Ban chỉ đạo phải xuống tận từng thôn, đến từng gia đình để vận động bố, mẹ học sinh và các học sinh đã bỏ học tiếp tục ra lớp học bổ túc. Trên thực tế, nhiều em không muốn đi học nữa vì đã lớn tuổi, bỏ học lâu kiến thức đã rỗng, hoặc do hoàn cảnh khó khăn nên các em phải ở nhà lao động giúp gia đình.

Các thành viên Ban chỉ đạo vận động một lần không được, tiếp tục kiên trì vận động lần hai, rồi lần ba... giải thích cho gia đình và các em thấy rằng việc đi học là rất quan trọng; đi học sẽ giúp cho các em sau này có thể đi học nghề, hay tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, chăn nuôi cũng thuận lợi và đạt hiệu quả hơn.

Cùng với các thành viên Ban chỉ đạo, các thầy giáo, cô giáo của Trường THCS Ngọc Chấn cũng xuống tận thôn, bản điều tra đầy đủ, chính xác các đối tượng PCGDTHCS; lập sổ phổ cập giáo dục theo dõi, bổ sung thường xuyên. Đồng thời kết hợp với chi bộ các thôn, Đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh tuyên truyền, vận động các gia đình tạo điều kiện cho con ra lớp đúng độ tuổi và cho các em đã bỏ học tiếp tục đi học PCGDTHCS.

Vận động mãi rồi các gia đình cũng cho con đi học phổ cập và các em cũng thấy được việc học là hết sức cần thiết, kể cả người dân thôn Làng Ven ngoài đảo hồ cũng đã cho con đi học. Năm học 2001, Trường THCS Ngọc Chấn và Ban chỉ đạo của xã đã vận động mở được một lớp 7 bổ túc với 27 học sinh; năm 2002, duy trì và vận động được 33 đối tượng mở một lớp 8, một lớp 9 và đã tốt nghiệp.

Kết thúc năm học 2002 - 2003, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi từ 15 - 18 tuổi của Ngọc Chấn tốt nghiệp THCS  đạt 74,4% và xã được công nhận đạt chuẩn PCGDTHCS. Từ đó đến nay, Ngọc Chấn luôn duy trì tốt công tác PCGDTHCS với tỷ lệ học sinh trong độ tuổi tốt nghiệp THCS năm sau cao hơn năm trước. Năm học 2003 - 2004, tỷ lệ học sinh từ 15 - 18 tuổi tốt nghiệp THCS đạt 78,6%, năm học 2004 - 2005 là 85,9%, năm học 2005 - 2006 là 90,2% và năm học 2006 - 2007 đạt 95,9%. Năm học 2007 - 2008, Ngọc Chấn phấn đấu duy trì và nâng tỷ lệ học sinh trong độ tuổi từ 15 - 18 tốt nghiệp THCS đạt 97% trở lên.

Mặc dù là xã vùng ba kinh tế chậm phát triển, trình độ dân trí không đồng đều, đời sống của nhân dân còn khó khăn, song với sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, nhà trường và nhân dân, xã Ngọc Chấn luôn duy trì tốt PCGDTHCS, góp phần thúc đẩy phát triển sự nghiệp giáo dục của huyện Yên Bình.

Minh Hằng 

Các tin khác

YBĐT - Năm 2007, Quỹ bảo trợ trẻ em ở 29 xã, thị trấn đã tổ chức thăm hỏi, giúp đỡ trên 500 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, tai nạn rủi ro, trẻ em nghèo vươn lên trong học tập, tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí trong dịp hè, tết Trung thu, tết Thiếu nhi 1/6 trị giá trên 41 triệu đồng.

YBĐT - Chị Nông Thị Hành - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Động Quan, huyện Lục Yên (Yên Bái) cho biết: “Để hoạt động hiệu quả, công tác xây dựng tổ chức hội giữ yếu tố quan trọng, hiện nay, Hội Phụ nữ xã có 16 chi hội, tất cả các thôn bản đều có tổ phụ nữ.

YBĐT - Từ đầu năm đến nay, thị xã Nghĩa Lộ đã triển khai các giải pháp nhằm giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thông qua các hình thức truyền thông như: phát tờ rơi, mít tinh, cổ động; tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh xã, phường; tập huấn cho 100% cộng tác viên dinh dưỡng và y tá thôn, bản; tăng cường tư vấn, vận động thực hiện tháp dinh dưỡng và cách phòng chống suy dinh dưỡng tại các hộ gia đình; phát huy hiệu quả mô hình góc dinh dưỡng ở 7/7 xã, phường.

YBĐT - Những người lớn bây giờ dường như quên rằng phải học cách làm cha, làm mẹ. Trong một xã hội phát triển như ngày nay, thì việc dạy cho những đứa trẻ có một đức tính tự lập, biết vươn lên là một điều rất quan trọng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục