Chuyện ghi ở một xã vùng cao

  • Cập nhật: Thứ hai, 21/1/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Cùng đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc Quốc hội do đồng chí Ksor Phước – Uỷ viên TƯ Đảng, Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội làm trưởng đoàn, chúng tôi lên huyện vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái) vào đúng dịp đồng bào Mông nơi đây đang đón tết.

Đồng chí Ksor Phước xem sản phẩm thổ cẩm của hộ gia đình Mông xã La Pán Tẩn.
Đồng chí Ksor Phước xem sản phẩm thổ cẩm của hộ gia đình Mông xã La Pán Tẩn.

Xuất phát từ trung tâm thành phố Yên Bái lúc 7 giờ sáng nhưng phải đến hơn 11 giờ trưa chúng tôi mới đặt chân tới được trung tâm huyện Mù Cang Chải. Theo chương trình của đoàn, chúng tôi đến thăm một số hộ gia đình đồng bào Mông và kiểm tra việc triển khai các chương trình mục tiêu của Chính phủ tại xã La Pán Tẩn – một xã cách trung tâm huyện gần 30 cây số, trước kia để đến được La Pán Tẩn người ta phải đi bằng đường rừng, leo bộ cả ngày cũng chẳng tới nơi. Nay đường đã mở ô tô đã vào được tận trung tâm xã, trường lớp được đầu tư xây dựng từ các Chương trình 135, WB.

 

Được biết La Pán Tẩn có 7 thôn, 499 hộ với 3.756 nhân khẩu, 100% là đồng bào Mông. Ngày trước mỗi lần nhắc đến xã vùng cao này không ít người ngao ngán bởi nơi đây từng được mệnh danh là nơi trồng nhiều cây anh túc. Tất cả 7/7 thôn bản và những triền đồi, chỗ nào cũng trồng anh túc. Rồi mỗi mùa hoa đi qua nó lại kéo theo biết bao thanh niên trai tráng trong làng đắm chìm theo u mê khói thuốc. Ruộng bỏ hoang, người già, người trẻ quanh năm ngày tháng nằm ôm bàn đèn khói thuốc.

 

Cuộc vận động xoá bỏ cây thuốc phiện đã mở ra một cuộc sống mới cho người dân của xã vùng cao này. Các chương trình mục tiêu của Chính phủ cùng sự hỗ trợ về vốn, giống kỹ thuật mà 207 ha ruộng lúa nước đã được gieo cấy hết bằng giống lúa lai. Cách chăm sóc phòng trừ sâu bệnh kịp thời đã góp phần nâng năng suất lúa bình quân đạt trên 35ta/ha, cấp gấp 2 lần so với những năm trước. Từ một vụ, người dân đã biết thâm canh tăng vụ bằng các loại cây ngô, sắn, đậu tương với diện tích trên 70 ha góp phần ổn định lương thực tại chỗ và phục vụ nhu cầu phát triển chăn nuôi.

 

Nếu những năm trước đây chăn nuôi chủ yếu để phục vụ nhu cầu sản xuất trong nông nghiệp thì nay chăn nuôi đại gia súc, gia cầm đã phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, số lượng đàn tăng dần qua các năm. Đến nay tổng số trâu bò trong xã đã có 1.055 con; lợn gần 2.000 con; và hàng ngàn con gia cầm... Kinh tế phát triển, đời sống người dân dần được cải thiện với mức thu nhập bình quân đầu người đạt trên 2 triệu đồng/người/năm; trên 40% số hộ dân có phương tiện đi lại và nghe nhìn...

 

Cái khó khăn, cách trở đã được rút ngắn khi hệ thống trường lớp tại trung tâm cụm xã đã được đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo đủ điều kiện cho con em đồng bào Mông đến lớp. “Nhận thức của đồng bào đã khác xưa nhiều rồi, người Mông quê mình đã biết ý thức được việc cho con em đến học cái chữ của thầy, cô giáo miền xuôi”- đó là tâm sự  đồng chí Chủ tịch UBND xã Giàng Chứ Ly. Những năm trước đây các thầy, cô giáo từ thành phố, miền xuôi hay đồng bằng lên đây đã không ít người người phải bỏ về bởi sáng nào cũng phải cũng lãnh đạo xã dậy sớm đến từng gia đình vận động họ cho con em ra lớp. Song chỉ được vài buổi đầu, sau số học sinh cứ vắng và thưa dần, cuối cùng chỉ còn đếm trên đầu ngón tay.

 

Bây giờ đã khác, số học sinh đã ngày một tăng, từ chưa đầy 100 học sinh cho ba ngành học năm 2000 thì năm học 2007 - 2008 toàn xã đã tuyển sinh được 775 học sinh với 7 cơ sở trường và 45 giáo viên đảm bảo đủ trình độ theo yêu cầu cho sự nghiệp giáo dục vùng cao, tỷ lệ học sinh chuyên cần đạt 98%. Đó là cái đáng mừng, đáng quý lắm ở nơi đất núi xa xôi này.

 

Ngược đỉnh dốc, chúng tôi đến thăm một số hộ gia đình nghèo tại bản Trống Tông. Giữa một rừng cây bạt ngàn, ngôi nhà gỗ 4 gian khang trang lợp phibrô xi măng của gia đình ông Hảng A Tính vừa mới hoàn thành từ Chương trình 135 của Chính phủ. Hơn nửa đời người, gia đình A Tính lang thang hết cánh rừng này đến ngọn núi kia, đói khổ không biết đâu mà kể. Nghe theo Đảng, Nhà nước, ông đã xuống núi định canh định cư làm ruộng nước. Giờ đây cuộc sống của gia đình A Tính đã ổn định, thóc lúa đã đầy bồ, đón tết này gia đình A Tính đã có lợn để mổ. Cùng với A Tính, gần 30 hộ dân trong thôn đã bảo nhau lao động sản xuất, cho con em đến trường học chữ ngày một nhiều hơn.

 

Chia tay La Pán Tẩn khi ánh chiều đã ngả vàng trên những triền ruộng bậc thang. Những con đường mới mở từ ý Đảng lòng dân cùng những bản làng trù phú bên những cánh rừng đang dần lên xanh tốt, người Mông La Pán Tẩn đã biết vươn lên phát triển kinh tế, định canh định cư ổn định cuộc sống. Tiếng mõ trâu nhà ai đã leng keng về bản, khói bếp đã lan toả bên những ngôi nhà của đồng bào Mông, điện lưới đã về thắp sáng các bản làng xua đi sự tăm tối lạc hậu. La Pán Tẩn sẽ không còn xa lắc như nhiều người vẫn tưởng.

 

Thanh Tân 

 

 

 

 

Các tin khác
Lãnh đạo Sở GD - ĐT trao giải ba cho Trường THPT Văn Chấn (huyện Văn Chấn).

YBĐT - Trải qua hai vòng loại, Ban giám khảo đã chọn được 3 đội thi xuất sắc lọt vào vòng chung kết cuộc thi “Theo chân Bác” là: đội Trường THPT Đồng Tâm; Trường THPT Nguyễn Huệ (thành phố Yên Bái) và Trường THPT Văn Chấn (huyện Văn Chấn).

Trao tặng bằng khen cho các tập thể, cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2007.

YBĐT - Trong năm qua, tuổi trẻ Yên Bái đã nỗ lực thi đua rèn luyện, tập trung cao độ với khẩu hiệu “Nâng cao chất lượng cơ sở” nên đã tạo ra các phong trào đoàn viên thanh niên hăng hái thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt, khai thác và phát huy hiệu quả các ứng dụng khoa học kỹ thuật.

Lực lượng Cảnh sát 113 (PC13, Công an tỉnh) diễn tập phương án truy bắt tội phạm.

YBĐT - Thị xã Nghĩa Lộ có 4 phường, 3 xã với 6.703 hộ, 17 dân tộc chung sống. Đây cũng là nơi có quốc lộ 32 chạy qua, nhiều đầu mối giao thông đi các huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải và các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Sơn La... rất thuận lợi. Vì thế, tình hình hoạt động của tội phạm hình sự như: ma tuý, trộm cắp, cờ bạc, tệ nạn xã hội có những diễn biến phức tạp.

Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh Yên Bái trao chăn, màn, cặp sách cho học sinh nghèo xã Suối Giàng (Văn Chấn).(Ảnh: Thanh Tân)

YBĐT - Yên Bái không phải là tỉnh trọng điểm về ngăn ngừa, giải quyết ba đối tượng: Trẻ em lang thang; trẻ em phải lao động nặng nhọc và trẻ em bị xâm hại tình dục theo Quyết định 19/2004/QĐ-TTg nên những năm qua chỉ tập trung vào công tác truyền thông. Với những nỗ lực của các cấp ủy Đảng, chính quyền trên địa bàn toàn tỉnh đã từng bước tạo được sự quan tâm của cả xã hội, mỗi gia đình đối với các vấn đề về trẻ em.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục