Nơi ấy Nậm Mười

  • Cập nhật: Thứ tư, 23/1/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Chuẩn bị cho chuyến công tác tại huyện vùng cao Văn Chấn, nghĩ về mảnh đất miền tây của tỉnh Yên Bái với những dãy núi xanh lam điệp trùng, những cánh rừng mờ sương bao trùm lên những triền ruộng bậc thang, những bản làng trù phú, chúng tôi lại dâng trào một cảm giác bâng khuâng khó tả.

Hệ thống nước sạch từ các Chương trình 134, 135 của Chính phủ góp phần cải thiện cuốc sống của đồng bào vùng cao.
Hệ thống nước sạch từ các Chương trình 134, 135 của Chính phủ góp phần cải thiện cuốc sống của đồng bào vùng cao.

7 giờ sáng chúng tôi khoác lên người tất cả các loại áo ấm mang theo, ngược theo quốc lộ 32 chừng 40 cây số từ trung tâm huyện lỵ Văn Chấn, chúng tôi lên xã Nậm Mười. Đồng chí Đặng Phúc Tài, chủ tịch UBND xã đón chúng tôi bằng cái bắt tay rất chặt “lạnh quá phải không các anh” rồi anh cười “anh em trên này quen rồi, chảng thấy lạnh mấy đâu”.

Đang vào dịp cuối năm, các đồng chí lãnh đạo xã người thì mải chuẩn bị triển khai nhiệm vụ sản xuất vụ đông xuân, người thì lo cho bà con dựng nhà đón tết. Liếc nhìn đồng hồ đã hơn 9 giờ, đồng chí chủ tịch UBND xã cời bảo “hôm nay chúng tôi bàn giao nhà ở cho 1 hộ gia đình nghèo từ Chương trình 135 của Chính phủ, mời các anh qua đó cùng chúng tôi”.

Theo hướng tay đồng chí chủ tịch UBND xã chỉ, thấp thoáng bên rừng quế ngôi nhà gỗ khang trang 3 gian lợp phibrôximăng của gia đình anh Bàn Tòn Sỉ thôn La Háo Pành vẫn còn thơm mùi gỗ. Đây là ngôi nhà thứ 22 nằm trong chương trình hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo của Chính phủ. Với phương thức hỗ trợ 5 triệu đồng bằng nguyên vật liệu, tấm lợp, ngôi nhà hoàn thành với tổng giá trị trên 20 triệu đồng. Đón xuân trong ngôi nhà mới không chỉ Tòn Sỉ mà hầu hết các hộ dân trong xã đều vui hơn vì từ nay họ đã không còn lo đến cảnh nắng phải che, mưa phải đậy nữa.

Được biết Chương trình phát triển kinh tế -xã hội các xã đặc biệt khó khăn (135) của Chính phủ giai đoạn II được triển khai ở Nậm Mười từ năm 2006. Với mục tiêu nâng cao năng lực cộng đồng, giải quyết hỗ trợ các công trình dân sinh, tập trung cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo. Qua 2 năm triển khai, chương trình đã đầu tư xây dựng, sửa chữa hàng trăm hạng mục hạ tầng cơ sở; đường giao thông, trường học, điện dân dụng, công trình thuỷ lợi, trạm y tế, nước sinh hoạt, trung tâm cụm xã...sắp xếp bố trí lại dân cư, ổn định phát triển sản xuất gắn với chế biến, đào tạo cán bộ xã, thôn bản, chuyển giao khoa học kỹ thuật...
 
Đặc biệt từ khi Nậm Mười được sự đầu tư xây dựng cơ sử hạ tầng, đào tạo cán bộ, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục đào tạo, chuyển giao khoa học kỹ thuật...từ chương trình 135 của Chính phủ. Trường học đã được xây dựng khang trang, con em người Dao đều được đến lớp. Người Dao ốm đau đã có trạm y tế xã đủ điều kiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Đường giao thông rộng mở đến trung tâm xã góp phần thông thương giao lưu hàng hoá giữa các vùng. Từ chặt phá rừng là chính thì nay người Dao Nậm Mười đã biết trồng, tu bổ, giữ 884 ha rừng đầu nguồn và rừng tái sinh để giữ nước phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Hơn 100 công trình thuỷ lợi được đầu tư phục vụ cho115 ha ruộng nước 1 vụ và 45 ha ruộng nước 2 vụ đã góp phần đưa sản lượng lương thực bình quân đầu người đạt 283 kg/người/năm. 

Hơn 62 hộ dân thường xuyên thiếu nước sản xuất, nước sinh hoạt nhưng chương trình 134 và 135 gia đoạn II với vốn đầu tư 470 triệu đồng đã giúp 62 hộ dân trong thôn có nước sạch để sinh hoạt và phục vụ sản xuất, giờ đây cả xã đã có 4 công trình nước sạch với hơn 200 hộ được sử dụng nước sạch... Dự án đã tạo nêm sự chuyển biến mạnh trong nhận thức đồng bào Dao nơi đây, nhiều hộ nghèo đã có ý thức vươn lên trong lao động học tập xoá được tình trạng đói lưu niên. Dự án đã hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho hơn 100 hộ dân diện khó khăn ổn định cuộ sống. Do vậy tỷ lệ hộ đói nghèo đang từng năm khép lại, bình quân mỗi năm giảm 3 – 5%, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 4 triệu đồng/người/năm.

Cuộc sống người dân Nậm Mười đang đổi thay, những công trình dự án phục vụ sinh hoạt, sản xuất được đàu tư là động lực quan trọng cho Nậm Mười vững bước trên con đường xây dựng nông thôn mới.

Thanh Tân
 

 

Các tin khác

YBĐT - Theo thống kê của Sở Y tế tỉnh Yên Bái, từ cuối năm 2007 đến nay, toàn tỉnh có thêm 7 người tử vong do bệnh dại, đưa tổng số người chết do dịch bệnh này lên 33 người. Đáng lưu ý là trước đó dịch bệnh chỉ xuất hiện ở huyện Lục Yên và huyện Yên Bình, nay đã lan sang các huyện Văn Yên, Trấn Yên và thành phố Yên Bái.

YBĐT - Nhanh thật, thoáng một cái mà đã hơn một tháng kể từ ngày cả nước tuân thủ quy định đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy trên tất cả các tuyến đường. Còn nhớ những ngày đầu thực hiện, cả nước vui mừng vì ai, ở đâu cũng chấp hành một cách nghiêm chỉnh, nghiêm tới mức lực lượng cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động ra quân rất đông đảo nhưng cũng không phải xử lý nhiều.

YBĐT - Năm 2007, Chương trình Giảm nghèo tỉnh Yên Bái đã huy động được gần 653 tỷ đồng, đạt 115% kế hoạch huy động vốn.

Đồng chí Hoàng Thị Hạnh - Phó chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo Sở Y tế thăm động viên gia đình có người nhiễm HIV/AIDS tại xã Đại Lịch, Văn Chấn.

YBĐT - Dự án phòng chống HIV/AIDS do Ngân hàng thế giới (WB) tài trợ tại tỉnh Yên Bái trong hơn hai năm qua đã mang lại niềm hy vọng cho những người nhiễm phải căn bệnh này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục