Ở một làng văn hóa

  • Cập nhật: Thứ ba, 19/2/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Năm 2004, bản Pưn, xã Nghĩa Phúc, thị xã Nghĩa Lộ đăng ký xây dựng làng văn hóa. Đến tháng 1 năm 2005, bản chính thức được công nhận là làng văn hóa cấp thị xã.

Trước đây, Bản Pưn là một điểm phức tạp của xã Nghĩa Phúc về tình hình an ninh trật tự, nhiều hủ tục lạc hậu vẫn tồn tại trong đời sống của nhân dân. Trước tình hình đó, dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy và UBND xã, bám sát các tiêu chí xây dựng làng văn hóa, bản đã quyết định họp dân, lấy ý kiến xây dựng làng văn hóa và xây dựng hương ước với các điều như: không uống rượu gây mất đoàn kết; không buôn bán và sử dụng trái phép chất ma túy; không đánh trống, mở đài to quá 23 giờ... Gia đình nào có việc lớn như cưới xin, ma chay, ngoài việc mỗi hộ giúp đỡ tiền, củi thì còn cho một người đến giúp (nếu gia đình đó cần). Về an ninh trật tự, nếu ai vi phạm sẽ bị phạt theo quy định của bản. Được sự hưởng ứng nhiệt tình, nhân dân bản Pưn quyết tâm nỗ lực xây dựng làng văn hóa.

Đến nay, sau ba năm được công nhận là làng văn hóa, mặc dù vẫn còn 11 hộ thu nhập thấp dưới mức trung bình nhưng nạn trộm cắp ở đây không còn. Buổi tối, bà con để xe đạp, xe máy dưới gầm sàn mà cũng không sợ mất trộm. Điều đáng ghi nhận là từ năm 2005 đến nay, cả bản có 332 nhân khẩu nhưng không còn trường hợp nào nghiện hút, buôn bán, tàng trữ các chất ma túy.

Trong bản cũng không còn hiện tượng say rượu gây mất đoàn kết xóm làng. Chuồng trâu, chuồng lợn được bà con làm xa nhà, bảo đảm vệ sinh môi trường và bảo đảm sức khỏe. Nhân dân nơi đây ai cũng phấn khởi tham gia vào các hội như: hội phụ lão, phụ nữ, thanh niên, cựu chiến binh... Đội xòe luyện tập thường xuyên, tham gia tích cực các hoạt động của xã, của thị xã. Đặc biệt cho đến bây giờ, cả bản không có cặp vợ chồng nào sinh con thứ ba. Người dân đã hiểu và ý thức được việc lo cho các con học hành chu đáo nên bản không có học sinh nào bỏ học giữa chừng. Nhiều em đã học hết cấp ba và theo học ở các trường chuyên nghiệp, dạy nghề. Anh Lò Văn Inh, Trưởng Bản Pưn cho biết: “Mặc dù bản còn nhiều khó khăn nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm xây dựng và đã xây dựng được làng văn hóa”.

Đến Nghĩa Phúc hôm nay, đường bê tông liên thôn đã thay thế con đường lầy lội, ngoằn ngoèo xưa. Sự đổi thay nơi đây đang diễn ra từng ngày. Nhịp sống sinh sôi, những câu khắp, điệu xòe làm cho mùa xuân ở Bản Pưn thêm đẹp.

Nguyễn Xuân Tình

Các tin khác

Đợt rét đậm kỷ lục sẽ kết thúc vào 20/2, nhưng đến 26-27/2, nhiều khả năng một đợt không khí lạnh từ phương Bắc sẽ tràn đến. Các tỉnh miền Bắc và Thanh Hóa sẽ xảy ra rét đậm, rét hại, nhiệt độ trung bình ngày dưới 13 độ C.

Ruộng bậc thang ở huyện Trạm Tấu. (Ảnh: Thanh Thủy)

YBĐT - Thôn Khấu Ly thuộc xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) có 100% dân là người Mông. Nếu như trước đây, đường đến Khấu Ly chỉ nhỏ hẹp, lô nhô đá thì nay đã được mở rộng hơn và là đường cấp phối và bê tông.

Theo thông tư số 01/2007/TT-BCA (C11) ngày 2/1/2007 của Bộ Công an, những quy định tại Thông tư 32/2007/TTLT-BCA-BGTVT và Công văn 41/C11 - C26 ngày 4/1/2008 của Tổng cục Cảnh sát, chủ xe đăng ký cần một số giấy tờ sau:

Vừa kết thúc chuyến kiểm tra việc chống rét ở một số địa phương, ông Hoàng Kim Giao, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã dành cho báo chí một cuộc phỏng vấn nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục